Thực hư chuyện người Nhật “loã thể tắm chung” từ xa xưa
Onsen hay bồn tắm công cộng là một trong những đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc.
Không phải vòi sen, bồn tắm mới là kiểu tắm được người Nhật yêu thích hàng đầu.
Mùa đông lạnh lẽo nhường nào, chỉ cần có bồn tắm ấm áp để ngâm mình thư giãn là mọi muộn phiền cũng qua đi.
Thế nhưng, khác với nhà tắm cộng cộng được phân chia nam nữ như bây giờ, bạn có biết đã có thời gian, những nơi này chỉ có độc nhất một phòng tắm lớn cho cả hai giới.
Và còn những điểm thú vị về nhà tắm của Nhật, Japo sẽ giới thiệu đến bạn sau đây:
Nhà tắm công cộng(銭湯 – sento) hay còn được biết đến với cái tên ngày xưa là Koushuu yokujou (公衆浴場)”bùng nổ” ở Nhật bản từ năm 1591.
Thời đó, khi mà Tokyo vẫn còn được gọi là Edo.
Lượng nước sinh hoạt từ từ không đủ đáp ứng dân số Edo thời bấy giờ và ngày càng có xu hướng cạn kiệt.
Cũng từ đó, ý tưởng về việc xây dựng khu tắm chung cho người dân ra đời.
Thế nhưng, để tiết kiệm nước, hình ảnh sơ khai đầu tiên đã được đưa vào rộng rãi, đó là dùng hơi nước nóng để cơ thể tiết mồ hôi và tắm. Hình thức này hiện nay gọi là xông hơi nay Sauna.
Bước vào một khu tắm công cộng, đầu tiên bạn phải đi qua lối vào.
Lối vào dành cho nam nữ hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên, sau khi cởi bỏ trang phục thì khu vực tắm lại chung.
Thế nhưng, phụ nữ không hẳn là không mặc gì cả. Họ vẫn còn một trang phục như đồ lót trên người, nhưng chúng khá mỏng nên sau khi thấm nước thì cũng “phơi bày” toàn bộ cả thôi.
Sau khi đã kỳ cọ sạch sẽ, người ta sẽ bước vào bồn tắm lớn để ngâm mình.
Giả sử mặc nguyên quần áo trên người thì chắc chắn nước sẽ bị vấy bẩn.
Vì vậy, dù là đồ lót, nữ giới hay nam giới đều phải “khoả thân”. Và cùng nhau…tắm trong một bồn.
Với tình huống như vậy, chuyện gì cũng có thể xảy ra được phải không nào?
Và thật sự đã có vài “sự cố” xảy ra, vì thế, chính quyền Mạc Phủ đã ra lệnh rằng phải có nhà tắm riêng cho hai giới.
Từ đó, nhà tắm riêng nam nữ vẫn phổ biến cho đến tận bây giờ.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp một số Onsen vẫn cho phép nam nữ vào chung đấy.
Nếu có dịp đặt chân đến Nhật, bạn có muốn vào bồn tắm công cộng thử một lần không?
Kengo Abe
Lịch sử “mờ ám”của các nhà tắm công cộng phản ánh nền văn hoá lâu đời xứ Phù Tang