Chiêm ngưỡng 6 thanh kiếm Nhật vang danh thiên hạ

Thời kì chiến loạn ở Nhật Bản không chỉ tạo ra các Samurai huyền thoại mà đi cùng với nó là các thanh kiếm sắt bén, tuyệt phẩm vang danh thiên hạ.

Ngày xưa, mọi người hay truyền miệng nhau rằng “Người không chọn kiếm, chỉ có kiếm chọn người”. Như vậy tên tuổi các Samurai huyền thoại cũng phải gắn liền với các thanh tuyệt kiếm.

Sau đây là 6 thanh tuyệt kiếm vang danh thiên hạ.

1. Doujigiri Yasutsuna

Truyển thuyết kể rằng, thanh kiếm gắn liền với cuộc chinh phục Shutendouji của Minamoto Yorimitsu. Theo lệnh của Thiên hoàng, Yorimitsu cùng các cận thần của mình đến núi Oeyama thuộc lãnh thổ Tanba giết quái vật chuyên quấy nhiễu dân lành.

Sau khi sử dụng mưu kế, Yorimitsu đã chém đứt đầu con quái vật Shutendouji. Kể từ đó thanh kiếm lập đại công được người đời gọi là Doujigiri. Đến thời nay, thanh kiếm được phong làm quốc bảo và có cái tên Doujigiri Yasutsuna.

Thanh kiếm này từng song hành chiến đấu với nhiều Samurai huyền thoại như:

Nitta Yoshisada, Toyotomi Hideyoshhi, cuối cùng là Tokugawa Ieyasu và con cháu sau này của ông.

Ngày nay thanh kiếm được trưng bày ở Bảo tàng quốc gia Tokyo.

2. Mikazuki Munechika

Thanh Mikazuki Munechika được rèn vào giữa thời Heian. Cái tên của thanh kiếm bắt nguồn từ một trong những nghệ nhân rèn kiếm sớm nhất Sanjou Munechika.

Thanh Mikazuki được mệnh danh là một trong Thiên hạ Ngũ kiếm trong suốt thời kì Muromachi. Chủ nhân lỗi lạc nhất của Mikazuki chính là Ashikaga Yoshiteru người đạt được danh hiệu Kiếm Hào Tướng Quân.

Mikazuki được đánh giá cao về tính mĩ thuật và chất liệu. Tuy chưa được sử dụng vào thực chiến, nhưng nhát chém từ thanh kiếm được cho là lớn gấp nhiều lần so với hình dạng thật của nó và có thể chém ở khoảng cách xa.

Hiện nay cùng với những thanh quốc bảo khác Mikazuki Munechika được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Tokyo.

3. Nagasone Kotetsu

Chủ nhân của thanh kiếm chính là Kondo Isami là cục trưởng của Shinsengumi. Mặc dù thanh Nagasone được cho rằng thuộc Kotetsu, nhưng người ta tin là do Minamoto Kiyomaro rèn nên.

Thanh kiếm được rèn rất cẩn thận, vô cùng sắc bén, các hình điêu khắc trên kiếm rất tinh xảo. Nasagone Kotetsu dùng để chiến đấu hay trưng bày đều xứng đáng được gọi là bảo kiếm.

4. Cúc Văn Nhất Tự (kiku-ichimonji)

Tương truyền vào thời Kamakura, Hoàng đế Toba đã ra lệnh cho Ichimonji rèn ra thanh kiếm này. Nhưng một bộ phận khác tin rằng, Norimune chính là cha đẻ của Kiku-ichimonji thông qua tiểu thuyết nổi tiếng Shiba Ryotaro.

Thanh kiếm dài trên 50cm, lười kiếm khá dài so với những thanh kiếm khác. Sự sắc bén đến đáng sợ của Kiku-ichimonji được miêu tả chỉ cần sợi tóc chạm vào là đứt làm hai. Trên chuôi kiếm có khắc hình bông cúc 16 cánh nên gọi là Kiku-ichimonji.

Chủ nhân của thanh kiếm không ai khác chính là Okita Soji đội trưởng đội Shinsengumi. Hai cái tên này là nguồn cảm hứng của rất nhiều bộ Manga và Anime. Đến nay thanh kiếm đã có lịch sử hơn 700 năm.

5. Tà kiếm Muramasa

Muramasa là thanh kiếm sắc bén, chém đá như chém bùn, do nghệ nhân Muramasa Sengo đệ tử của Masamune Goro rèn luyện thành. Tương truyền, Masamune không truyền lại bí quyết luyện kiếm của mình cho ông, nên ông ôm mối hận trong lòng, quyết rèn được thanh kiếm bén hơn kiếm của Masamune. Mối hận đó tạo thành tà khí nhập vào thanh kiếm.

Thanh “Tà kiếm” đụng đến đâu là cắt đến đó, sắc bén vô cùng. Cái tên Muramasa rất nổi tiếng và phổ biến ở thời kì Muromachi. Vào thời đó, có hẳn một trường dạy luyện kiếm của Muramasa nên những thanh kiếm như thế được lưu truyền rộng rãi.

Đến khi Tokugawa Ieyasu lên làm Tướng quân, ông đã chấm dứt sự nổi tiếng này do lo sợ những thanh kiếm như thế sẽ làm tổn hại đến gia đình ông.

6. Thánh kiếm Masamune

Masamune Goro là cái tên nổi tiếng nhất lịch sử Nhật Bản thời bấy giờ bởi những thanh kiếm do ông rèn ra đều là tuyệt kiếm. Thanh “Thánh kiếm” được người đời cho rằng sắc bén hơn cả thanh “Tà kiếm” và có linh tính.

Ông Masamune được mệnh danh là thiên tài rèn kiếm. Truyền thuyết kể rằng, Muramasa ôm mối hận, quyết rèn thanh kiếm bén hơn kiếm của ông. Sau khi thành công, Muramasa khiêu chiến với Masamune xem kiếm của ai bén nhất.

Hai thanh kiếm được thả xuống dòng suối cùng lúc. Những sinh vật bơi gần thanh “Tà kiếm” đều bị cắt ngọt xớt, thậm chỉ cả lá cây, đá chưa chạm vào lưỡi kiếm đều đứt làm hai. Nhưng thanh “Thánh kiếm” lại khác, không hề cắt hay làm tổn thương đến các sinh vật sống cũng như những thứ không có sự sống.

Người ta cho rằng, kiếm của Masamune quá sắc bén đến nỗi không một thứ gì dám đến gần, kể cả lá cây cũng dạt qua một bên, hoặc thanh kiếm có linh tính không cắt những thứ vô tội, không đáng cắt. Vì vậy thanh “Thánh kiếm” giành chiến thắng.

Những tuyệt kiếm như thế đều từ bàn tay con người mà luyện thành. Họ dồn hết tâm huyết, công sức và cả tình cảm của người thợ rèn vào đứa con yêu quý của mình.

Nếu có dịp sang Nhật các bạn cũng nên tận mắt chiêm ngưỡng đi nhé. Chúc các bạn may mắn!

Ashirogi

Khám phá đặc sản ở tỉnh Fukui – Thương hiệu nổi tiếng khắp nước Nhật

Khi cả thế giới chuyển sang dùng smartphone và email, làm thế nào nhà sản xuất bút mực thủ công Nhật Bản này vẫn sống khỏe?

Nhật Bản chế tạo siêu phẩm đặc trị động đất

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: