Thơ Haiku phiên bản Pháp mở đường cho việc sáng tác Haiku phiên bản Việt
Thơ Haiku của Nhật Bản đã được đưa vào chương trình phổ thông ở Việt Nam. Đó là một thể loại thơ ngắn, nhưng không chỉ là thơ, trong câu chữ còn có cả điệu nhạc. Haiku là hình thức nghệ thuật kết hợp cả thi ca và âm nhạc.
Xuất phát từ Nhật Bản, thơ Haiku nổi tiếng trên toàn thế giới. Ở Pháp, bạn có thể tìm thấy những mẫu thơ Haiku bằng tiếng Pháp. Không phải được dịch ra, người Pháp đã mô phỏng thơ Haiku để sáng tác ra phiên bản riêng cho họ.
Đây là bức ảnh chụp một biển quảng cáo tại Subway ở Paris, Pháp.
Vì toàn là tiếng Pháp, tôi không thể hiểu ý nghĩa, thế nhưng họ đã viết chữ Haiku ở trên tiêu đề nên chắc chắn những dòng chữ này được viết theo phong cách thơ Haiku rồi.
Bạn có biết cách làm thơ Haiku không? Để tôi giải thích cho bạn các quy tắc cơ bản nhé.
Thơ Haiku là sự kết hợp giữa 3 câu thơ ngắn. Câu đầu và câu cuối gồm 5 kí tự, câu ở giữa 7 kí tự.
Chỉ bằng những dòng ngắn ngủi đó, nhà thơ phải bao hàm được tất cả những lời lẽ ý tứ muốn diễn đạt.
Các chủ đề thường thấy trong thơ là cảnh sắc thiên nhiên, từ đó vịnh về cuộc sống. Chính vì nội dung phong phú được gói gọn trong câu chữ hạn chế, nhà thơ phải chọn lọc từ ngữ thật “đắc”, càng tinh tế càng lột tả hết được cái thần của câu thơ.
Làm thơ Haiku không hề dễ, có lẽ vì thế mà tiếng Nhật vốn đã là một ngôn ngữ khó, nay lại càng trở nên “thử thách” hơn với người học.
Không chỉ ngôn từ, niêm luật của Haiku cũng rất phức tạp.
Trong bài thơ Haiku của mình, bạn phải thêm vào Quý ngữ (季語 – Kigo) – Từ ngữ theo mùa.
Nhật Bản có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Bài thơ Haiku phải thể hiện rõ bối cảnh câu chuyện thuộc vào mùa nào, dựa vào Kigo.
Không chỉ đơn giản bằng cách viết trực tiếp tên mùa vào bài thơ, bạn cần phải khiến cho người đọc cảm nhận được tiết trời, cảnh sắc, đọc mà như đang sống trong không gian của bài thơ, ấy mới gọi là thơ Haiku hay.
Để làm được như vậy, có thể thêm vào bài các hình tượng đặc trưng theo mùa. Ví dụ, mồ hôi và ánh sáng chói chang làm ta liên tưởng đến mùa Hè, hay các loại trái cây và loài cá chỉ có ở một mùa nhất định. Đương nhiên thi sĩ chuyên nghiệp sẽ không tả một cách trực tiếp rồi.
Tôi có thể trích dẫn cho bạn dòng thơ Haiku nổi tiếng sau
柿食えば 鐘が鳴るなり 法隆寺
(Kakikueba kaneganaru nari Hōryūji)
Tạm dịch: Lúc ăn hồng – Văng vẳng tiếng chuông – Chùa Horyu
会いたくて 逢いたくて踏む 薄氷
(Aitakute aitakute fumu hakuhyō)
Tạm dịch: Muốn gặp Ta muốn gặp người Đạp trên lớp băng mỏng
Trong câu trên có 2 từ liên quan đến “gặp gỡ”. Nếu 会う (Au) ở câu đầu là cách nói ám chỉ cuộc gặp thông thường thì 逢う (Au) ở câu sau mang ý nghĩa cuộc gặp gỡ định mệnh. Vì thế cách biểu hiện của câu sau mạnh mẽ và quyết liệt hơn, nhấn mạnh sự nhớ nhung, khao khát trùng phùng đang tăng tiến trong tâm trạng.
Nguyên cả bài, bạn có thể hình dung như sau. Giữa mùa đông lạnh giá, khi cả mặt đường cũng cóng vì băng tuyết, với nỗi nhớ nhung người da diết, tôi bước đi, tôi muốn gặp người.
Quả là những câu từ đượm buồn nhưng rất đẹp.
Trở lại với vấn đề thơ Haiku ở Pháp, có thể thấy sự ngắn gọn nhưng tinh tế của Haiku đã và đang được rất nhiều người trên khắp thế giới yêu mến. Các bạn Việt Nam có ai là Fan của dòng thơ này không? Các bạn có muốn làm một bài thơ Haiku nhưng đậm chất Việt Nam không nào?
Kengo Abe
Mạo hiểm học tiếng Nhật qua thơ Haiku