Saigo Takamori: Điển tích của vị Samurai chân chính cuối cùng

Có hai điều quan trọng trong cuộc đời, đó là điều đầu tiên và điều cuối cùng. Ở điều cuối cùng ít ai nghĩ đến, ít ai biết đến nhưng  đem lại sự đau thương và nuối tiếc nhất trong cuộc đời mỗi người.

Ắt hẳn, trong lòng những thế hệ trước sẽ ngậm ngùi mà nhắc tới vị Samurai chân chính cuối cùng của dân tộc. Saigo Takamori.

Một con người hào kiệt, một anh hùng trong lịch sử dân tộc. Giờ đây khi nhắc lại, chỉ còn lại là những nỗi niềm thương nhớ xa xăm, vang bóng một thời đã qua.

Chân dung Saigo Takamori

( Nguồn Wiki)

Đi lên từ một Samurai cấp thấp, trải qua nhiều biến cố vào thời tuổi trẻ,  ông trở thành một trong những người có công trong việc thành lập triều đình Minh Trị.

Có thời gian, ông còn được giao nhiệm vụ trông coi triều đình.

Ban đầu, ông là một nhà chống đối các hiện đại hoá từ phương Tây như xây dựng đường ray xe lửa, ngân sách nhà nước, thay vào đấy là tập trung cho hiện đại hoá quân đội, nguyên nhân của việc từ chối là thái độ ngoại giao đầy lăng mạ của sứ thần phương Tây.

Tuy nhiên, lời đề nghị đã không được chấp nhận, ông chán nản bỏ về quê nhà.

Tại quê hương, ông được thuyết phục tham gia cuộc khởi nghĩa do sự bất mãn trong nội bộ.

Cuộc khởi nghĩa này đã đẩy ông vào một kết cục vô cùng bi thương đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng.

(Nguồn Wiki)

Tương truyền rằng, Saigo Takamori đã thực hiện đúng nghi thức Seppuku ( mổ bụng tự sát) để thực hiện đúng tinh thần của một Samurai chân chính.

Sau sự việc, người ta đã không tìm thấy chiếc đầu của vị thủ lĩnh, có giả thuyết cho rằng thuộc hạ của ông đã giấu chiếc đầu đi, không để quân đối địch nhận ra xác của ông.

Khi còn sinh thời,  khó ai có thể nhận ra ông là người giữ quyền cao chức trọng trong triều đình bởi lối ăn mặc thường dân, giản dị.

Đến nỗi, ngay cả binh lính trong triều đình cũng khó nhận ra ông.

Saigo Takamori có niềm vui nho nhỏ là nuôi chó.

Ông hầu như không nhận bất kỳ quà cáp nào của ai gửi tới nhưng với các món đồ liên quan tới việc nuôi chó ông lại rất hài lòng và vô cùng cảm kích.

Saigo Takamori mặc Âu phục và chú chó của mình

(Nguồn Wiki)

Hằng tháng, ngoài việc chi dùng cho bản thân, ông thường trích phần lương của mình để giúp đỡ bạn bè hay những người nghèo khó.

Ông từng sở hữu mẫu đất đắt đỏ ngay trung tâm Tokyo. Nhưng về sau, ông bán lại cho triều đình để xây ngân hàng mà chẳng thèm quan tâm đến giá cả.

Tượng của ông được đặt ở công viên Ueno

( Nguồn thonsau)

Ông có tài về thao lược quân sự nhưng không giỏi về tranh cãi hay biện luận. Sau khi mất đi,  ông cũng không để lại sách vở gì nhiều, chỉ có những câu nói của ông đi vào lòng người còn mãi theo thời gian.

Như câu:

” Người không cần sinh mạng, không cần danh, không cần địa vị là người khó đối đãi nhất.

Nhưng cũng nhờ những người như thế mới có thể cùng ta đi với những gian khổ của cuộc đời. Và hơn nữa, cũng chính vì, những người như thế sẽ cống hiến vĩ đại cho quốc gia”

Giờ đây, khi mỗi độ hoa đào nở, những cánh hoa đào lả chả rơi trong gió, người ta lại nhớ về một vị tướng tài giỏi về binh lược lẫn nhân cách của ông.

Midori ( tổng hợp)

10 Samurai đại tài nhất trong lịch sử Nhật Bản (P2)

10 Samurai đại tài nhất trong lịch sử Nhật (P1)

1 tuần của Samurai có tận 5 ngày nghỉ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: