“Thuyết âm mưu” lý giải việc ma Nhật thường không có chân

Ma Nhật được khắc họa rất nhiều trong các tác phẩm Manga, Anime và phim truyền hình. Thế giới ma quỷ Nhật Bản cũng góp phần không nhỏ làm nên văn hóa của đất nước này.

Khác với ma ở phương Tây, ma Nhật có một đặc điểm chung đó là không có chân. Đặc điểm này rất dễ nhận thấy.

Hãy nhìn bức tranh này, đây là tác phẩm của Maruyama Oukyo – một họa sĩ vào thời Edo.

Bức tranh lột tả vẻ kiều diễm của một người thiếu nữ, thế nhưng nàng lại không có chân. Điều này khiến cho bức tranh trở nên kỳ bí thay vì lãng mạn như những nét phát ban đầu. Nhiều người cho rằng tranh này không vẽ người, mà là vẽ ma quỷ.

Từ đó, niềm tin ma Nhật không chân lan truyền và trở nên phổ biến trong dân gian. Tại sao tác giả lại không vẽ chân cho cô gái dẫn đến hiểu lầm không đáng có? Đằng sau thắc mắc này có rất nhiều lý thuyết, một số trong đó sẽ khiến bạn bật cười.

Ví dụ như giả thuyết này.

Ý định của tác giả là vẽ tranh ma, trong lúc đang đau đầu, vừa uống trà vừa nghĩ xem nên vẽ thế nào cho đáng sợ. Ông nghĩ:

“Làm thế nào để tranh nhìn ghê hơn một chút nữa nhỉ ?”

Mãi nghĩ, ông làm đổ cả trà lên tranh. Trà đổ ngay phần thân dưới của cô gái, làm cho nét bút bị nhòe, màu vẽ cũng dần biến mất. Họa sĩ nhìn vào bức tranh và reo lên:

“Đây đích thị là vẻ đáng sợ mà mình muốn rồi”

Nếu như họa sĩ không phải người bất cẩn, đã chẳng có một bức tranh để đời như thế này.

Đa phần các bức tranh vẽ ma đều không vẽ phần dưới, hoặc có vẽ nhưng không có chân.

So với bức tranh ở trên, cảm giác đáng sợ ở bức này đã được truyền tải ngay từ khuôn mặt. Vì thế nhìn vào tranh, bạn có thể dễ dàng nhận ra đây là bức tranh vẽ ma.

Kế thừa tiền bối Maruyama Oukyo, tác giả Tsukioka Yoshitoshi đã vẽ nên bức tranh này. Tranh vẽ linh hồn của một người đàn bà đang mang thai.

Phần dưới của người đàn bà ấy nhuốm đỏ máu, nếu để ý, bên một góc hông có hai bàn chân con nít đang trồi ra.

Dù không cần nhìn khuôn mặt, thế nhưng chỉ cần không thấy phần chân và những vệt máu, bạn đã có thể đoán ra ngay đây là tranh vẽ linh hồn người chết.

Bức tranh tiếp theo vẽ một nữ giúp việc, vì lỡ tay làm vỡ chiếc đĩa quý giá của chủ nhà đã sợ hãi mà tự sát.

Tuy có vẽ chân nhưng đó chỉ là những nét phát mờ nhạt, trong suốt. Bạn có thể thấy một phần giếng nước phản chiếu qua đôi chân có cũng như không của cô gái.

Không những thế, bàn tay cô đỏ ửng vì bị dĩa cứa vào tay chảy máu. Cô gái đang khóc vì sợ hãi, hoảng loạn xen lẫn hối hận, cho dù đã hồn lìa khỏi xác.

Theo mô típ như vậy, các con ma Nhật về sau được vẽ đều không có chân.

Những bức tranh ma trong giai đoạn sau có những bước tiến mới. Không chỉ không có chân, gương mặt và các sắc thái biểu cảm cũng được phác họa ám ảnh và đáng sợ hơn.

Gương mặt tái xanh, mắt lờ đờ, tóc tai rũ rượi

Hay một con quỷ khát máu chuyên đi săn đầu người

Những bức tranh ma sẽ khiến bạn bị ám ảnh tận mấy ngày sau

So với những bức tranh hiện tại, các bức tranh ma ngày xưa được đánh giá cao hơn. Vì ở đó không chỉ lột tả sự đáng sợ, tạo cảm giác ớn lạnh, ám ảnh mà còn thể hiện được nét đẹp của người phụ nữ. Chính vì lẽ đó mà chúng được bán ra với giá cao và bán hết trong thời gian ngắn.

Thế nhưng… Liệu bạn có muốn trưng bày một bức tranh như thế này trong nhà không?

Kengo Abe

 Ý nghĩa không ai ngờ đằng sau chiếc khăn hình tam giác bí ẩn trên đầu ma Nhật

Đang đi viếng mộ mà làm những hành động này, bạn sẽ...

Nỗi ám ảnh từ những bức tượng “biết đi” tại công viên ma Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: