Tại sao Đền ở Nhật thường xuất hiện hai bức tượng này? Thực ra đó là hai loài khác nhau…
Trong một số ngôi đền hoặc vườn kiểu Nhật, bạn có thể sẽ bắt gặp 2 bức tượng thoạt nhìn có vẻ giống nhau. Nếu không chú ý kĩ có thể chúng ta sẽ nhầm đó là một đôi. Nhưng khi hỏi người Nhật, họ sẽ trả lời cho bạn rằng 1 con là Shishi trong khi con còn lại là Komainu.
Có ai nhìn ra điểm khác biệt không? Nguồn pinterest
Để phân biệt được hai bức tượng này và giải thích lý do tại sao phải đặt chúng gần nhau, đầu tiên, hãy đến với lịch sử của từng loài.
Shishi – 獅子(Sư tử)
Sư tử có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Đó là loài vật linh có nhiệm vụ bảo vệ Vua chúa, chính vì lẽ đó Nhân sư (đầu người mình Sư tử) trở thành hình ảnh đại diện tại các hầm mộ của các Pharaon (Vua Ai Cập)
Nguồn soha.vn
Ý tưởng về loài động vật hung dữ nhưng linh thiêng này du nhập vào Ấn Độ và trở thành một phần của Phật giáo, sau đó đến Trung Quốc qua con đường tơ lụa. Nhưng trước đó tại Trung Quốc, Rồng đã trở thành biểu tượng của quyền lực. Khi gia nhập vào nền văn hóa nước này, một biểu tượng mới ra đời mang tên 唐獅子/ Karajishi –Sư tử Trung Hoa – Loài vật kết tinh giữa sự mềm mại của Rồng và sự hung dữ của Sư tử.
Nguồn twitter.com/1karajisibotan
Karajishi chính là hình tượng đầu tiên của Shishi tại Nhật Bản – được các nhà tu hành học tập tại Trung Quốc mang về nước.
Nguyên bản Trung Quốc của Karajishi có vòng hoa trang trí ở trước ngực. Trong một số trường hợp, đặc điểm nhận dạng này giúp bạn phân biệt Shishi và Komainu.
Nguồn iromegane.com
Tượng Sư tử thường được đặt thành đôi trước cổng Đền nhằm canh gác sự uy nghiêm của Đền.
Trong Phật giáo ở Nhật, Sư tử là con vật đại diện cho sức mạnh của linh hồn, có nhiệm vụ ăn các vong linh xấu xa. Điệu múa Sư tử −獅子舞(Shiri-mai) là minh chứng rõ nhất cho quan niệm trên. Vào năm mới, một con Sư tử đầu đỏ sẽ múa khắp các khu xóm và cắn đầu của những em bé với mục đích xua tan ám khí xấu xa đang đeo bám đứa trẻ đó.
Nguồn jpnculture.net
Komainu – 狛犬
Komainu là một con vật tưởng tượng trên hình mẫu loài bò lông xám có sừng. Bổ sung cho Shishi là biểu tượng của quyền lực, ý nghĩa của Komainu là linh vật mang lại may mắn.
Đây là hình ảnh con vật được xem là tổ tiên của Komainu bây giờ.
Nguồn iromegane.com
Thời trước sừng của Komainu rất dài nhưng càng về sau, chiếc sừng ngày càng ngắn hơn. Nếu so với Shishi, trông con vật hiền lành như thú nuôi trong nhà vậy.
Tuy nhiên, khi người ta quyết định đặt Shishi và Komainu cạnh với nhau, sự khác biệt của hai loài này càng khó nhận biết. Trước kia người ta phân biệt bằng cách nhìn vào miệng, loài nào mở miệng đó là Shishi và ngược lại. Nhưng về sau sự khác biệt này trở nên không cần thiết, và cả hai đều trở thành Komainu.
Nguồn iromegane.com
Thế nhưng vị trí của hai bức tượng này vẫn phải tuân theo quy luật, đó là Komainu bên tay phải và Shishi bên tay trái của bạn khi hướng vào đền. Điều này xuất phát từ quy luật bất cân xứng của người Nhật. Bên cạnh sự hung dữ của Shishi rất cần sự dịu dàng nhẹ nhàng của Komainu.
Trong vạn vật bao la rộng lớn này luôn tồn tại những cặp đối lập, có dữ có hiền, có cứng nhắc ắt phải có nhu mì. Nói là đối lập nhưng thực ra ở đó vẫn có sự bổ sung cho nhau, nếu biết lợi dụng sẽ tạo thành được thế cân bằng hoàn hảo. Ai đó đã nói rằng “Bản chất của quyền lực là từ sự quyến rũ và nỗi sợ hãi”.
Quả không sai, nếu chỉ xinh đẹp thu hút bên ngoài chỉ có thể giữ chân người ta lúc đầu mà thôi, nếu muốn người ở cạnh ta mãi mãi, phải khiến cho họ nể sợ từ bên trong, tâm phục khẩu phục, toàn tâm toàn ý mới gọi là biết cách dùng người. Trong cương có nhu, trong cứng có mềm, …đó chính là điểm thu hút làm nên nét đẹp mỹ quan đặc trưng của đất nước và con người Nhật Bản
Sachiko
Không nơi nào như nước Nhật ;tối giản hóa cả phòng Hoàng tộc