Bạn biết gì về người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương?

Những sáng tác Văn chương, luận mỹ học và phê bình Văn học của Kawabat Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem sự hấp dẫn cực mạnh mẽ đối với nhiều nhà Phương Đông học trên khắp châu lục, lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

Kawabata Yasunari, (14/ 6 /1899 – 16/4/ 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và là người Châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore và Shmuel Yosef Agnon 1913-1966. Đoạt giải Nobel Văn học năm 1968, đúng vào ngày kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật bản tính từ cuộc Duy Tân của Minh trị Thiên Hoàng năm 1868.

Ảnh: greatthoughtstreasury.com

Tiểu sử

Kawabata sinh ở Osaka, từ năm lên 2 đã mồ côi, cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi lên 7, bà ngoại cậu qua đời, đến 9 tuổi thì chị mất. Năm 14 tuổi lại mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với người dì.

Ảnh: therumpus.net

Kawabata chỉ còn biết nương tựa vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương trong tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mải mê cái đẹp trong cuộc sống.

Ở cái tuổi 20, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng thương yêu, một thiếu nữ ông luôn gọi là Chiyo. Ông đã hứa hôn với nàng, nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, bỏ đi không một lời giải thích.

Văn phẩm Kawabata phảng phất nỗi cô đơn, nội dung thường phản ánh chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi 16, khi nó được xuất bản vào năm 1925. Đây là tác phẩm đầu tay, có lẽ được viết lại từ đời thực ấn tượng của một thiếu niên nhìn thấy cái chết của người thân ( ông ngoại), vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù lòa, cuộc sống cô độc của cậu thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện rất chân thực.

Lúc nhỏ kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh, nhưng khi lên 15 tuổi ông cảm thấy mình có tài viết hơn vẽ, nên đã quyết định chọn con đường văn chương. Cũng nhờ tài lẻ đó, mà trong văn xuôi của Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.

Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo, trong đó đáng chú ý nhất là Mainichi Shinbum ở Osaka và Tokyo. Ông cũng thờ ơ và từ chối tham gia vào quân phiệt trong chiến tranh.

Nhưng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ) , sau một thời gian ngắn đó ông kể rằng ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.

Năm 1972 Kawabata tự tử bằng khí đốt trong căn phòng ở Hayama, Kamakura. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nào là sức khỏe kém, một cuộc tình bị cấm đoán, bị cú sốc do vụ tự tử của bạn ông là nhà văn Mishima Yukio năm 1970.

Nhưng khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, vì trong các tác phẩm ông không có gợi ý gì, đến nay cũng không ai biết được nguyên nhân thật sự.

Văn nghiệp

Cuốn Xứ Tuyết 

Ảnh: 4meee.com

Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Đặc biệt với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là ” Truyện ngắn trong lòng bàn tay”, thể loại ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích.

” Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca, còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay… Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy…”

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một số truyện ngắn, và được khen ngợi với truyện Vũ nữ xứ Izu.

Xứ tuyết, tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata được bắt đầu năm 1934 và được đăng dài kỳ.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ông lại thành công với tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo.

Còn rất nhiều tiểu thuyết của ông nhưng Japo chỉ nêu vài tác phẩm tiêu biểu trong những năm cuối đời của Kawabata như thế.

Năm 1968 Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn Lâm Thụy Điển:

” Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn,  hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người’

(diễn văn của tiến sĩ Anders Usterling trong lễ trao giải).

Ngoài ra, với tư cách Chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây khác.

Tham khảo trang WIKIPEDIA

Theo Capricorn

[Truyện tranh nhảm nhí] Họa sĩ Nhật Bản giải thích lý do đáng yêu khiến Mèo thích nằm trong thùng carton

Hãy cứ là chính mình, “Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật”

Lý thuyết về sự trưởng thành của tượng đài văn học Nhật Bản: Haruki Murakami

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: