Đoạn kết buồn cho lòng trung thành của dũng tướng Minamoto Yoshitsune
Ông là 1 trong những tướng quân tài giỏi nhất của thời Heian, là người đóng vai trò then chốt trong việc chấm dứt sự cai trị của nhà Taira và mở ra triều đại mới cho Mạc Phủ.
Bối cánh lịch sử
Minamoto no Yoshitsune (1159-1189) còn được gọi là Nguyên Cửu Lang Nghĩa Kinh do chữ Tsune có nghĩa là Kinh trong Kinh Phật, còn ông là con thứ 9 trong nhà nên gọi là Cửu Lang. Yoshitsune là em ruột Minamoto Yorimoto, người sáng lập ra Mạc Phủ.
Tuy chiến công lẫy lừng nhưng Yoshitsune lại trải qua 1 tuổi thơ không mấy êm đẹp. Do nghi kỵ và những mâu thuẫn về quan điểm chính trị nên 2 gia tộc Taira và Minamoto vẫn đánh lẫn nhau, cho dù từng đứng cùng 1 chiến tuyến trong công cuộc đưa hoàng đế Go-Shirakawa.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Yoshitsune và Benkei
Vào năm 1160, cuộc Nổi loạn Heiji diễn ra, gia tộc Taira được lãnh đạo bởi Taira no Kiyomori đã đánh bại nhà Minamoto. Yoshitomo, tộc trưởng của gia tộc và cũng là cha của Yoshitsune bị xử tử. Con trưởng của ông cũng không thoát khỏi số phận tương tự.
Tuy nhiên, những người con khác thì lại được tha chết. Trong số đó, Yoshitsune bị giam lỏng ở núi Kurayama, phía Bắc Tokyo, để trở thành 1 nhà tu hành. Tuy nhiên, không vì thế mà cậu bé 7 tuổi quên đi nhiệm vụ báo thù cho cha và cả gia tộc của mình.
Rèn luyện trong gian khó, trưởng thành với quyết tâm
Dù bị giam lỏng (nhiều tài liệu ghi rằng tuy nói là vậy nhưng sự giám sát đối với Yoshitsune và các anh em khác vô cùng nghiêm ngặt) trong chùa, nhưng cậu bé 7 tuổi không ngừng rèn luyện, học hỏi, cả về võ thuật lẫn kỹ chiến thuật.
Yoshitsune cố gắng tìm kiếm và học mọi thứ cậu tìm được và cho rằng sẽ có ích trong tương lai, trong đó có cả binh pháp Tôn Tử và các võ công học được từ các tăng binh trong chùa.
Ảnh minh họa. Yoshitsune.
Đến năm 15 tuổi, Yoshitsune tinh thông cả võ nghệ lẫn binh pháp. Cảm thấy cơ hội đã đến, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết lén trốn khỏi sự kiểm soát của tai mắt nhà Taira để bước những bước đầu tiên trên con đường trả thù, hạ bệ Taira no Kiyomori.
Tương truyền, trong chuyến phiêu lưu của mình, Yoshitsune đã thu nhận 5 gia nhân, lần lượt đặt cho họ 5 cái tên tượng trưng cho nhân cách, con người là: Nhân – Nghĩa – Lễ – Chí – Tín.
Nổi tiếng nhất trong số đó là truyền thuyết về lần gặp gỡ định mệnh giữa Yoshitsune và thuộc hạ đầu tiên – tăng binh Benkei!
Chuyện kể rằng: Lúc đó tại cầu Gojo, Tokyo có 1 tăng binh to lớn tay nắm trường đao, thách đấu với mọi võ sĩ đi ngang qua để đoạt lấy kiếm của họ.
Khỏe mạnh bẩm sinh từ bé, lại được rèn luyện trong chùa để trở thành tăng binh, hiếm có võ sĩ nào có thể chiến thắng được Benkei!
Tuy nhiên sau 999 trận thắng thì ông lại để thua 1 võ sĩ trẻ, và đó chính là Minamoto Yoshitsune, người mà sau này Benkei dành cả cuộc đời đi theo phục vụ, tận trung đến tận lúc chết.
Yoshitsune và 1 trong 5 thuộc hạ thân tín
Cùng lúc đó, Taira no Kiyomori đưa cháu ngoại mình, mới 2 tuổi lên ngôi Thiên Hoàng, chính thức áp đặt sự thống trị của gia tộc Taira lên toàn Nhật Bản. Về phía ngược lại, Yorimoto, người con thứ 3 của Yoshitomo, và cũng là anh ruột của Yoshitsune nhận vai trò trưởng tộc tương lai.
Ông chiêu binh mãi mã khắp nơi, tập hợp những người trung thành với gia tộc Minamoto hay những kẻ bất bình dưới sự cai trị của nhà Taira với mục đích lật đổ kẻ thù, khôi phục danh dự cũng như vị thế của gia tộc mình.
Nhưng các bước đi của Yorimoto lại vấp phải sự cạnh tranh của 1 thế lực khác, đó chính là người anh em họ Yoshinaka.
Những chiến công lừng lẫy
Năm 1184, Yoshitsune nhận lệnh từ anh đem quân đi thảo phạt người anh em họ ấy. Đó cũng là trận chiến lớn đầu tiên và cũng có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với tất cả chiến dịch. Bởi dù cùng chung mục đích lật đổ Taira nhưng 2 bên lại cũng có những mâu thuẫn riêng, không thể hòa giải, trong đó có cả vị thế gia tộc mình sau khi chiến thắng.
Cuộc chiến với nhà Taira
Đây thực sự là 1 cuộc chiến vô cùng khó khăn đối với Yoshitsune vì Yoshinaka cũng là 1 tướng quân có tài, hơn thế nữa đội quân của ông ta vô cùng thiện chiến, trung thành. Nhưng cuối cùng, người giành chiến thắng vẫn là Minamoto Yoshitsune, còn người anh em họ sau khi nhận thất bại cuối cùng đã tự sát theo nghi thức mổ bụng để được chết trong danh dự.
Sau trận chiến gian khó này, Yoshitsune ngày càng hoàn thiện hơn tư duy chiến thuật. Bằng chứng là hàng loạt các chiến thắng không tưởng trước quân đội hùng mạnh của nhà Taira. Trong số đó, trận đánh nổi tiếng nhất và cũng có tầm quan trọng bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản là trận thủy chiến trên sông Dan no Ura.
Cuộc thủy chiến Dan no Ura.
Lúc này, vị tướng trẻ tuổi bằng tài năng chiến lược và chút may mắn của mình đã tiêu diệt phần lớn quân địch, trong đó có nhiều tướng quân then chốt nhà Taira, góp công lớn trong chiến thắng lịch sử này của nhà Minamoto.
Đoạn kết buồn của dũng tướng tài giỏi.
Tuy nhiên, sau khi giúp Minamoto Yorimoto giành được vị thế lớn nhất, khai sinh ra Mạc Phủ Kamakura thì Yoshitsune lại bị chính anh trai mình trở mặt. Chưa rõ nguyên nhân cụ thể là gì nhưng càng về sau, sự nghi kỵ của người anh càng lớn, Yoshitsune càng bị cáo buộc những tội danh vô lý nhiều hơn.
Quá uất ức, ông về phe người chú là Yukiie mưu phản nhưng không thành đành chạy về vùng Mutsu của lãnh chúa Fujiwara no Hidehira. Không may, Hidehira lại qua đời đúng năm đó, một trong những người con trai của ông vốn ghen tị với Yoshitsune từ lâu đã phản bội và tổ chức kế hoạch thảm sát.
Cuối cùng, chỉ còn Yoshitsune và người thuộc hạ trung thành Benkei. Ngay cả thời khắc cuối cùng của cuộc đời, họ cũng đã làm nên 1 huyền thoại lịch sử.
Tương truyền, trong khi chủ nhân Yoshitune thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát để chết trong danh dự thì người gia nhân trung thành Benkei, dù bị hàng chục mũi tên bắn trúng những vẫn 1 mình giết chết hơn 300 kẻ địch trước khi đứng sừng sững để bảo vệ chủ. Một hồi lâu sau, người ta mới phát hiện người đàn ông này đã chết đứng, chết trong lòng trung thành và danh dự!
Tham khảo nhiều nguồn
Theo Soha
Cái chết đứng của anh hùng Benkei và câu chuyện về lòng trung thành
Ám ảnh truyền thuyết người đàn ông đầu bò- Có những chuyện bạn không nên biết sẽ tốt hơn !
Toyotomi Hideyoshi: Từ cậu bé “xách dép” đến vị tướng vĩ đại thống nhất Nhật Bản