Tranh khắc gỗ Ukiyo-e: ghi lại một thời thế phù du

Hội hoạ là một trong những hình thức nghệ thuật cổ xưa và tinh tế nhất ở Nhật, với rất nhiều phong cách và chất liệu khác nhau. Mặc dù trải qua bao thăng trầm theo thời gian nhưng nó vẫn giữ được những nét truyền thống riêng biệt, đồng thời cũng tiếp thu thêm rất nhiều tinh hoa của hội hoạ xứ người.

Một trong những dòng tranh làm giàu thêm nền hội hoạ Nhật Bản phải kể đến Ukiyo – e, nét đẹp được lưu truyền khắp xứ sở này từ thế kỷ 17.

Một bức tranh Ukiyo – e

Thuật ngữ Ukiyo – e

Theo lý giải đương thời thì “Ukiyo” trong cụm “Ukiyo – e” có nghĩa là “một thời đại” hay “thời đại mới“.

Chiến tranh Nhật kết thúc vào thế kỷ 17, lúc này người dân tập trung xây dựng kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Nhờ đó, không chỉ tầng lớp võ sĩ mà ngay cả nông dân, thị dân cũng ca ngợi sự phồn vinh.

Họ luôn suy nghĩ “trần thế này chỉ tạm bợ và cuộc đời rất ngắn ngủi nên cần phải hưởng thụ”.

Thế nên, khi nhìn vào nội dung bức tranh mà các nghệ sĩ thể hiện, người xem chỉ thấy ở đó một cuộc sống chỉ có ăn chơi xa hoa.

“Một bữa tiệc mùa đông” của Toyoharu Utagawa

Đề tài

Cũng chính bởi lối suy nghĩ trên mà đề tài hoạ sĩ Ukiyo – e hướng đến cuộc sống hiện thực, họ quan tâm đến những vấn đề nổi cộm đương thời.

Nghệ sĩ mang đến cho người xem sự hiếu kì bởi những chủ đề đi trước thời đại và luôn phản ánh chúng một cách mới mẻ, đầy sống động. Kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất.

Sự đa dạng về đề tài trong tranh Ukiyo-e đem đến cho người xem một cảm xúc mới lạ, mà không loại hình nghệ thuật nào theo kịp. Đó là nơi mà nghệ sĩ mặc sức sáng tạo. Từ cô hàng rau, nghệ sĩ múa nón, những người nông dân đến những món ăn, cây cầu, con đường nổi tiếng. Tất cả đều được mang vào tranh.

Có thể tìm hiểu Ukiyo – e qua một số dòng tranh chính như:

– Tranh mỹ nhân hay “Bijin – ga” thuộc hàng đại diện cho Ukiyo – e.

+Từ những người phụ nữ tiếng tăm đến những cô gái vô danh.

+Từ quý tộc, tiểu thư đến những cô gái bán rau hay người nội trợ, thậm chí cả những kỹ nữ cũng có thể trở thành nhân vật chính.

+Một số tác phẩm kể đến cho lĩnh vực này như: “Thiếu nữ thổi kèn thuỷ tinh” hay “Nàng Geisha và người đàn bà mang hộp đàn Shamisen vượt mưa đêm” của tác  giả Utamaro Kitagawa

“Mỹ nhân và cây lược” của Utamaro Kitagawa

-Tranh phong cảnh hay “Fukei – ga“: Ngọn núi, cánh rừng, dòng sông,.. là đối tượng chính cho dòng tranh này. Chúng đóng vai trò cho quảng cáo hay hướng dẫn du lịch.  Tác phẩm tiêu biểu phải kể đến “Bộ tranh Ba mươi sau cảnh núi Phú Sĩ”, “Ngọn sóng lớn” của Hokusai katsushika.

“Ngọn sóng lớn” của Hokusai katsushika

Tranh phong cảnh

Ngoài ra còn có một số dòng tranh với những đề tài như: Tranh vẽ hoa, lá, chim muông gọi là “Kacho – ga“, hay tranh hí hoạ “Giga“.

Tranh phong cảnh 

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về Ukiyo – e, ta sẽ thấy những bức tranh mang hình ảnh gợi dục (Shunga), đề tài này đã gây nên tranh cãi lớn trong xã hội Nhật Bản cũ.

Một bản tranh Shunga đang gây tranh cãi 

Quy trình cho một bức Ukiyo – e

Khi mới ra đời, Ukiyo-e là những bản vẽ tay với đường nét cực kỳ tinh luyện. Ngày nay khi nhắc đến Ukiyo-e, người ta chỉ biết đến tranh khắc gỗ đầy màu sắc hơn là tranh vẽ tay.

Tuy nhiên, những bản vẽ tay thường đắt hơn rất nhiều nhưng chắc chắn đó sẽ là độc nhất vô nhị, không có bản thứ hai.

Để tạo nên được một bức tranh Ukiyo-e cần có sự kết hợp của người họa sĩ, thợ khắc gỗ, thợ in, nhà sản xuất. Mỗi người sẽ thực hiện một khâu khác nhau để hoàn thành công việc.

Người họa sĩ sẽ phác thảo bố cục của bức tranh bằng mực đen, đây được xem là khâu quan trọng nhất . Sau đó, người khắc gỗ sẽ khắc những hoạ tiết được phác thảo đó lên gỗ.

Công việc đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của người thợ phải thật giỏi và chuyên nghiệp. Tiếp theo khi đã có bản khắc thì người thợ in sẽ in ra bản đen trắng và phối hợp với nhà sản xuất để hoàn thiện bức tranh.

Đối với bản vẽ tay thì chỉ có một duy nhất nhưng đối với bản in thì có hàng trăm bản sao giống nhau, tuy nhiên người mua vẫn cảm thấy vui vì trên mỗi trang giấy đều lưu lại hơi ấm do sự tương tác giữa khung gỗ và những bàn tay miệt mài làm ra chúng.

Sau hàng thập kỷ tưởng chừng như đã chìm vào quá vãng, ngày nay, tranh Ukiyo – e vẫn được bày bán trên đường phố và được khách du lịch yêu thích bởi có thể mua về làm quà lưu niệm như một nét đặc trưng của văn hoá Nhật.

Đến với Nhật Bản, còn chần chừ gì nữa mà bạn không mang “nghệ thuật Ukiyo – e” về làm đẹp cho ngôi nhà thân yêu của mình.

Nguồn ảnh: tranh-khac-go-ukiyoe

Koibito yo

Thư viện nghệ thuật Musashino cho những ai thích khám phá kiến trúc độc đáo!

Phương Tây “e ngại” trước dòng tranh “nóng bỏng” nhất lịch sử hội họa

Cơ hội trò chuyện hiếm hoi với các Geisha thực thụ dành cho người yêu thích văn hoá truyền thống Nhật Bản

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: