“Bất ngờ” đến cả cách viết chữ, Nhật Bản cũng có thời “chống lại” cả thế giới thế này

Các bạn đang dõi theo những dòng này hẳn sẽ bắt đầu đọc từ trái sang phải, như một thói quen phải không nào?

Thế nhưng, bạn có biết Nhật Bản đã từng thịnh hành kiểu viết từ phải sang trái với cả lối viết dọc và ngang?

ở Nhật hiện nay, cách viết dọc từ trái sang phải vẫn còn tồn tại rất nhiều trong những bưu thiếp năm mới và tiểu thuyết văn học… 

Ảnh: familys-talk.com

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến kiểu viết khó đọc này và tại sao giờ đây Nhật Bản không còn sử dụng lối viết ngang từ phải sang trái nữa ?

Viết dọc từ phải sang trái

Trải qua nhiều thời kỳ, đã có lúc, Nhật Bản chỉ sử dụng lối viết dọc trong tất cả các loại văn tự. Điều này bắt nguồn từ ảnh hưởng của Trung Quốc, khi chữ Kanji du nhập vào Nhật Bản. Đã là chữ Hán thì nên viết dọc, vậy nên thời cổ đại, cả Trung Quốc và các nước dùng Hán tự khác cũng sử dụng lối ghi chép này chứ không riêng gì Nhật Bản.

Vậy tại sao lại phải viết từ phải sang trái chứ không phải ngược lại?

Theo một giả thuyết cho rằng:

Đối với người thuận tay phải, khi mở một cuốn văn thư (thời đó thường được cuộn tròn rồi buộc gọn lại bằng dây), người ta thường dùng tay trái để giữ lại phần đang cuộn tròn, sau đó kéo phần còn lại ra bằng tay phải. Trường hợp này, nếu chữ được viết từ bên phải sang, thì người đọc có thể dễ dàng đọc đến đâu kéo đến đó, rất thuận tiện.

Một Samurai đang mở cuộn văn thư và đọc 

Ảnh: arc.ritsumei.ac.jp

Khi viết cũng vậy, lúc cầm bút bằng tay phải thì tay trái có thể chặn giấy, tư thế ngồi sẽ thuận lợi hơn. So với cách viết từ trái sang, thì tay phải vừa viết chữ, lại phải vừa “đảm đương” công việc giữ giấy thẳng thớm, trong khi tay còn lại thì chẳng có việc gì để làm cả…

Viết ngang từ phải sang trái

Như đã đề cập phía trên, lối viết ngang từ phải sang trái đã từng xuất hiện ở Nhật. Đó là ảnh hưởng của lối viết dọc truyền thống ảnh hưởng từ Trung Hoa.

Vậy, còn lối viết phổ biến như hiện nay, Nhật Bản đã thay đổi từ khi nào?

Đó là lúc nước Nhật bước vào thời kỳ ngôn ngữ Tây phương du nhập, nghĩa là trong khoảng từ Edo – jidai đến Meiji – jidai. Lần đầu tiên cuốn từ điển tiếng Nhật ghi chép từ trái sang phải được ra đời, từ đó lối viết này phổ biến và được thông dụng cho đến ngày nay.

Nói cách khác, một khi nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một một luồng văn hoá mới thì cách viết chữ cùng dần dà thay đổi theo.

Cũng nói thêm, từ thời Taishou đến Showa đã có sự giao thoa mạnh mẽ giữa văn hoá cổ đại và sự hiện đại hoá do phương Tây mang lại. Các phương tiện thông tin đại chúng lúc bấy giờ trở nên”nhập nhằng” giữa hai lối viết trái, phải.

Cách viết ngang từ phải sang trái trên một tờ báo thời ấy 

Ảnh: twitter.com

Vì thế, khi nhìn vào những bài viết trên tờ báo của thời kỳ này, tiêu biểu là tờ Tokyo Asahi, bạn có thể thấy tiêu đề được in đậm với lối viết ngang từ phải sang trái, ngược với kiểu in hiện nay. Còn tờ tiền 10 Yên cũ được khắc tên Ngân hàng Nhật Bản:  「行銀本日」và sau đó cũng thay thế bằng chữ Alphabet “NIPPON GINKO” như hiện nay.

Tờ 10 cũ với cách in 「行銀本日」trước đây 

Ảnh: nlab.itmedia.co.jp

Thật là rắc rối phải không nào?

Không biết các bạn cảm thấy thế nào, chứ tôi thì vẫn thích cách đọc từ trái sang như tiếng Việt mình hơn nhiều!

Nguồn: headlines.yahoo.co.jp

Chee 

Khái niệm “ngược ngạo” về phương hướng làm hoang mang người học tiếng Nhật

Thú vui kỳ lạ: Chàng trai đi khắp nước Nhật để chụp hơn 3000 tấm ảnh với phông khoét mặt

Tại sao ở Nhật người thuận tay trái không được xem là thiên tài?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: