Cùng một loài động vật, nhưng ở Nhật và Việt Nam lại mang 2 ý nghĩa khác nhau

Một số loài động vật phổ biến, ở quốc gia nào cũng có, thế nhưng tại mỗi quốc gia, các con vật sẽ mang những hình ảnh khác nhau.

Hãy cùng xem thử hình tượng các con vật sẽ khác như thế nào giữa Nhật Bản và Việt Nam nhé.

1. Con chó

Đầu tiên hãy bắt đầu với loài vật phổ biến nhất : Loài chó

Bạn nghĩ gì về hình tượng của loài chó? Đó là loài vật thông minh hay ngu ngốc, ồn ào phiền phức hay đáng yêu, ngoan ngoãn nghe lời hay cẩu thả tăng động,…

Người Nhật có một câu thành ngữ

犬も歩けば棒に当たる – Inu mo arukeba bō ni ataru (Con chó có đi bộ cũng bị gậy đánh trúng).

Ảnh zatugaku1128

Nghĩa đen của câu này là với những người ghét chó, dù cho chú chó chỉ tản bộ ngang qua, không làm gì ảnh hưởng đến họ, vẫn khiến họ chướng mắt và dùng gậy đuổi đánh.

Xét về nghĩa bóng, dù bạn chẳng làm gì sai, hoặc đã nỗ lực hết sức, tai họa vẫn có thể xảy ra.

Đời là thế, chẳng ai đoán trước được điều gì, tương tự với câu “tai bay vạ gió” trong tiếng Việt.

Ngoài ra còn một thành ngữ khác.

犬も食わない – Inu mo kuwanai (Đến chó cũng chả thèm ăn)

Ảnh NAVER まとめ

Đây là một câu mang ý nghĩa khá thất lễ, ý chỉ những thức ăn tệ đến mức đến loài chó cũng chê, chẳng thèm ngó ngàng.

Hay

夫婦げんかは犬も食べない – Fūfu-genka wa inu mo tabenai (Vợ chồng cãi nhau – Đến chó cũng không ăn)

Ảnh MARIKO

Câu này ý bảo đừng dại dột mà chõ mũi vào chuyện cãi nhau của gia đình người khác.

Ngoài ra, người Nhật còn tin rằng chó với khỉ vốn không có quan hệ tốt với nhau. Rất ít trường hợp chó và khỉ có thể hòa hợp.

2. Con mèo

Với người Nhật, mèo là loài vật lười biếng nhưng vô cùng đáng yêu.

Các thành ngữ liên quan đến mèo:

ネコの手も借りたいぐらい忙しい – Neko no te mo karitai gurai isogashī (Bận tối tăm mặt mũi)

Ảnh udoutou517

Đây là một cách nói hình tượng, nhưng nếu dịch đơn giản có thể hiểu là “bận sấp mặt”. Bạn cũng có thể dùng câu này khi cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

猫かわいがり – Neko kawaigari (Dễ thương như mèo).

Ảnh ent.smt.docomo.ne.jp

Ví dụ như câu sau

おじいちゃんの孫がかわいくて、猫かわいがりしすぎ – Ojīchan no mago ga kawaikute, nekokawaigari shi sugi (Cháu của ông đáng yêu quá, dễ thương như mèo vậy)

Trong suy nghĩ của người Nhật, sự tồn tại của loài mèo đại diện cho sự đáng yêu, chúng chẳng cần làm việc gì nhiều, chỉ cần dễ thương là được.

Sự đáng yêu này cũng hay được so sánh với người, từ vựng để diễn tả sự đáng yêu của các cô gái Nhật cũng bắt nguồn từ loài mèo, đó là 子猫ちゃん (Koneko- chan). Không thể dùng từ 子犬ちゃん (Koinu- chan) trong trường hợp này được, vì hình tượng của chó thường gắn liền với sự ngốc nghếch.

3. Con chim

Chim luôn là loài động vật sạch sẽ trong suy nghĩ của người Nhật.

Người Nhật có câu:

立つ鳥跡を濁さず – Tatsu toriato wo nigosazu (Dấu chân chim lúc chuẩn bị cất cánh không bị làm đục)

Ảnh http://kotowaza.wp.xdomain.jp

Câu này mang ý nghĩa, dù trước đó có ngụp lặn ở vùng nước bẩn, khi chuẩn bị cất cánh, chúng vẫn sẽ “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Trong trường hợp này, qụa là một ngoại lệ. Từ trước đến nay, dù ở đâu, qụa cũng mang dấu hiệu của vận rủi.

Thế nhưng điểm thú vị là nếu con qụa có 3 chân, đó lại là biểu tượng sứ giả của thần linh. Nếu bạn là Fan hâm mộ bóng đá, có lẽ bạn đã từng thấy biểu tượng này rồi. Qụa 3 chân chính là hình ảnh đại diện cho Hiệp hội bóng đá Nhật Bản.

4. Con Hổ

Hổ trước kia vốn không sống ở Nhật. Thế nhưng sau đó, người Nhật đã mua hổ từ người Trung Quốc.

Nhắc đến hổ, bạn nghĩ đến hình tượng về Chúa tể Sơn Lâm – khỏe mạnh, uy quyền. Tuy nhiên, ở Nhật, hổ còn tượng trưng cho trí khôn.

Chả bù cho câu chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây” của người Việt Nam, hổ khôn ngoan đành phải chịu nhục trước con người.

Những con hổ thường im lặng, lầm lỳ, trầm tĩnh, nhưng nếu để chúng nổi giận sẽ rất đáng sợ đấy.

虎の尾を踏む- Toranoo o fumu (Đạp lên đuôi hổ)

Ảnh http://seiga.nicovideo.jp

Khi đọc đã thấy đáng sợ rồi. Câu này ám chỉ những hành động “giọt nước làm tràn ly”.

Ví dụ, nếu anh A khiến vị giám đốc vốn hiền lành nổi giận, người ta sẽ nói anh A là

Aくん、虎の尾を踏んじゃったね – A-kun, toranoo o fun jatta ne (Anh A đạp lên đuôi hổ mất rồi !)

5. Chồn và cáo

Cả hai con vật đều là đại diện của sự tinh ranh nhưng xấu xa, hay lừa gạt người khác.

Từ xưa, người Nhật cổ tin rằng hai loài này có khả năng biến hình, hóa thân thành người khác.

狐と狸の化かし合い – Kitsune to tanuki no bakashi ai (sự chạm trán của hai kẻ ranh mãnh)

Ảnh ONEP.jp

Trường hợp hai kẻ mưu mẹo thách đấu lẫn nhau, một cuộc chiến trí tuệ sẽ bùng nổ, không biết mèo nào cắn mỉu nào

Đối với con người, những người có mắt xếch lên trên là người mắt cáo, còn xếch xuống dưới là mắt chồn.

Ảnh kinohikari.com

部長、ほんと狸だよね。。。- Buchō, honto tanukida yo ne… (Trưởng phòng, quả là một con chồn)

Câu này có 2 nghĩa, nghĩa đầu tiên ý nói trưởng phòng là kẻ giỏi nói dối, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa rằng mắt của trưởng phòng chếch xuống dưới như mắt chồn.

Bạn thấy thế nào?

Liệu ở Việt Nam, các con vật có mang ý nghĩa như thế không?

Kengo Abe

Oái ăm khi thần tượng của bạn bị nhầm với dàn động vật hoang dã

Vườn thú Nhật Bản – nơi loài động vật gọi mời bạn

Thân thiện quá, người Nhật bị động vật lờn mặt

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: