Chia sẻ của người Tokyo: Bạn có biết cách ăn Tết của thành phố đông dân nhất Nhật Bản trông ra sao?

Chia sẻ của người Tokyo: Bạn có biết cách ăn Tết “khác biệt” của thành phố đông dân nhất Nhật Bản trông ra sao?

Người Nhật vừa kết thúc kỳ nghỉ dài hơi trong dịp năm mới để rục rịch quay trở lại công việc của mình.

Ngoài những bạn đang sống ở Nhật, bất kỳ ai yêu mến văn hoá của họ sẽ rất tò mò quang cảnh ăn Tết của người Nhật phải không nào?

Nhất là Tokyo, một đô thị luôn nhộn nhịp người đi kẻ đến sẽ khác biệt như thế nào trong ngày đầu năm 2018?

Quay ngược thời gian trở về 40 năm trước, khi tôi còn ở cái thời cùng quây quần đón Tết bên gia đình. Tết là về nhà. Đối với người Nhật, đó như một phong tục không thể thiếu vào ngày lễ thiêng liêng này. Là dân Tokyo chính gốc, chỉ có những đứa trẻ giống như tôi mới thấy được cảnh tượng một Tokyo chen chúc, xô đẩy nhau, vắng vẻ đến kinh ngạc.

Tôi còn nhớ như in bầu trời Tokyo ngày thường âm u đến vậy, thế mà sau giao thừa, trời bỗng trong xanh lạ kỳ. Quang đãng và hửng nắng.

Đến nay, tuy nhiều phong tục cổ tuyền đã dần bị phai nhạt, tuy nhiên Oshougatsu vẫn là Oshougatsu. Người người vẫn sẽ làm một số công việc giống như vậy qua từng năm.

Ví dụ như:

Ngày Oomisoka (31/12) là ngày mua sắm.

Trong tiếng Nhật, ngày cuối tháng được gọi là Misoka (晦日).

Và ngày cuối tháng 12, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ sẽ gọi là Oomisoka (大晦日)

Cho đến ngày này, con đường mang tên Ameyoko ở Ueno sẽ luôn tấp nập người mua sắm.

Cảnh tượng người dân đi mua cua. Vì tâm niệm, ngày tết là phải ăn đầy đủ và “sang” một tí cũng không sao. Nên hầu hết nhà nào cũng mua cua về nấu lẩu hoặc làm gỏi Sashimi.

Lý do tại sao con đường này lại thu hút nhiều gia đình đến mua sắm đến vậy ư?

Vì đây là con đường chuyên bán đồ giá rẻ, tuy chất lượng không tốt nhưng có thể giúp người dân tận hưởng niềm vui mua sắm. Đây là cách mà người Tokyo trải qua ngày Oomisoka của mình.

Nhưng cũng đừng vì vậy mà “sạch túi” ngay ngày đầu năm nhé các bạn!

Và đây là vật không thể thiếu để chuẩn bị chào năm mới.

Chiếc vòng này gọi là Kadomatsu, thường được treo trước cửa ra vào hay đặt tại hiên nhà hay văn phòng mỗi của người Nhật.

Cũng có loại Kadomatsu nhỏ đặt trong phòng khách hoặc sảnh nữa đấy.

Hay cả trên xe hơi cũng có.

Và ngày 1/1, người Nhật sẽ tập trung trước đền thờ Thần Đạo để cầu nguyện cho năm mới bình an.

Thường ngày, cả những người không tin vào Thần Linh cũng tập trung tại chốn linh thiêng này. Chẳng biết, khi khẩn cầu với thế lực mà mình không hề tin tưởng thì lời cầu nguyện ấy có thể thành hiện thực hay không?

Tuy đã qua vài ngày so với kỳ nghỉ Tết, nhưng nếu đến Tokyo thời gian này, bạn vẫn có thể nhìn thấy một số đặc trưng còn sót lại đấy, và nhớ là chỉ có duy nhất mùa lễ này mà thôi!

Kengo Abe 

Được tiếng là quốc gia tiết kiệm hàng đầu, thế mà xem bọn trẻ Nhật làm gì với tiền lì xì của chúng này

Tăng cân ngày Tết

Tết người Nhật những món ăn không bao giờ thay đổi

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: