“Lạ đời” ở Nhật, gốm vỡ lại đắt hơn gốm lành – Bạn có biết lý do tại sao?

Năm 2016, một trận động đất lớn đã xảy ra ở Kumamoto, làm hư hỏng nhiều ngôi nhà và hệ thống đường xá ở tỉnh này.

Cùng với đó có rất nhiều vật dụng cũng không còn nguyên vẹn, đặc biệt là loại đồ có chất liệu bằng gốm hoặc thuỷ tinh.

Một vài thứ có thể mua lại được, nhưng cũng có một vài món đồ đã trở thành vật kỷ niệm, gắn bó với gia chủ như lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nào đấy.

Vì vậy, trong quá trình giúp đỡ người dân Kumamoto khắc phục mọi thứ sau trận động đất thì một người đàn ông tốt bụng đã đề nghị sẽ hàn gắn lại những món đồ gốm bị nứt vỡ và ngạc nhiên rằng, chúng hoàn toàn miễn phí.

Kunio Nakamura là chủ sở hữu quán cà phê Roku Jigen ở Tokyo. 

Ngoài việc làm chủ quán thì anh còn có kỹ năng Kintsugi – một loại hình nghệ thuật truyền thống trong việc sửa chữa đồ gốm bị vỡ.

Đó là một kỹ năng đòi hỏi sự tỷ mỉ của người làm. Những mảnh gốm vỡ sẽ được mài giũa cho các cạnh vừa vặn với nhau. Sau đó được gắn lại với nhau bằng một loại keo chuyên dụng, cuối cùng sẽ phủ vàng lên để che những vết đó.

Kết quả là cho ra một sản phẩm mới đẹp và lạ hơn so với vật thể ban đầu.

Nguyên lý của Kintsugi dựa trên quan niệm wabi-sabi của người Nhật, có nghĩa là vẻ đẹp ẩn bên trong những cái không hoàn hảo.

Những mảnh gốm vỡ là đại diện cho những cái không may còn sót lại thì keo và vàng là sự cẩn trọng, tỷ mỉ và tinh tế của người hàn lại chúng.

Nguyên lý này còn cho chúng ta một bài học trong cách suy nghĩ của người Nhật:

Sự thất bại không có nghĩa là chấm dứt, hãy biến những không may đó bằng những nỗ lực và quyết tâm, chúng ta sẽ có được kết quả trọn vẹn“.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của một số người dân mong muốn được phục hồi đồ vỡ được nguyên trạng theo hình thức thẩm mỹ tuyệt hảo hơn. Kunio Nakamura đã cố gắng để sữa chữa chúng gần giống với bản gốc hơn.

Phương pháp này được gọi là Kyonaoshi.

Thông qua các tài khoản trên mạng của mình, ông đã kêu gọi mọi người là nạn nhân của trận động đất ở Kumamoto không vứt bỏ đồ gốm bị hỏng của mình.

Thay vào đó, hãy cuốn tạm bằng băng keo và cất giữ trong túi nhựa. Kunio Nakamura sẽ tiến hành phục chế chúng, thậm chí trong trường hợp không thể cải tạo được nữa thì những mảnh vỡ sẽ dùng vào mục đích khác.

Đây không phải là lần đầu tiên Kunio Nakamura đề nghị giúp khắc phục những vật bằng gốm bị vỡ. Ông từng làm việc này ở Tohoku để giúp đỡ nạn nhân đã hứng chịu trận động đất vào năm 2011.
Rõ ràng, đây là một hành động thiết thực và hữu ích, góp phần xoa dịu những mất mát mà người dân phải gánh chịu sau những trận động đất ở đất nước này.
Mong rằng Japo đã giúp bạn hiểu thêm về một nghệ thuật truyền thống của Nhật và bài học ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại, nghệ thuật Kintsugi.
Nguồn: jpninfo.com
Thanh Tình
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: