Câu chuyện về Hoàng phi Kujo Sadako và vị vua 1 đời vợ trong lịch sử Nhật Bản

Bạn đã nghe về câu chuyện hậu cung trong lịch sử Trung Quốc, những mối tình làm “dậy sóng” cả thiên hạ.

Vậy còn Nhật Bản, mối tình nào trong lịch sử làm bạn nhớ nhất?

Dân gian có câu: “ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên thờ chồng”. Dường như định kiến xưa đã đi sâu vào văn hóa phương Đông từ thời khai thiên, lập quốc.

Ấy vậy mà, tại xứ sở Hoa Anh Đào vẫn có một vị vua lại giữ nếp sống 1 vợ , 1 chồng hòa thuận đến “đầu bạc, răng long” có một không hai trong lịch sử cổ đại, đó chính là Thiên hoàng Đại Chính.

( Nguồn www.lamsao.com)

Thiên hoàng Đại Chính còn gọi là Nhật hoàng Yoshihito, là vị Thiên hoàng thứ 123 của Nhật Bản.

Yoshihito sinh vào ngày 31/8/1879 tại Aoyama, là con trai của Thiên hoàng Minh Trị với thị nữ Yanagiwara Naruko, một thị nữ có xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội.

Tuy thế, Hoàng hậu Chiêu Hiến nhận Yoshihito làm con nên chàng vẫn được nhận tước vị Thân vương, và được chỉ định là người thừa kế Thiên hoàng Minh Trị khi vua cha băng hà.

Những năm tháng học tập, tiếp thu nền văn hóa Phương Tây đã ảnh hưởng đến tích cách và cuộc sống sau này của Yoshihito kể cả khi trở thành Thiên hoàng Đại Chính.

( Nguồn vi.wikipedia.org)

Chính sự “lạ lùng” này, Hoàng thất đã quyết định kết hôn sớm cho chàng nhằm “uốn nắn”, cũng như thêm người trông nom Yoshihito trở về lại lối sống phương Đông thông thường.

Cuộc hôn nhân diễn ra vào ngày 10/5/1900, Yoshihito kết hôn với Kujo Sadako, con gái Công tước Kujo Michitaka, sau là Hoàng hậu Trinh Minh.

Không phải hiển nhiên, Kujo Sadako khi vừa mới 15 tuổi đã có thể lọt vào “mắt xanh” của Thiên hoàng Minh Trị.

( Nguồn www.lamsao.com)

Sử Nhật viết rằng: “Hoàng phi Kujo Sadako là người thông minh xuất chúng, phát âm rõ ràng, phẩm hạnh tốt, tâm tính hiền lành, dịu dàng,… những tố chất này hoàn toàn phù hợp nhằm có thể giúp khắc phục những điểm yếu kém ở Thái tử Yoshihito”.

Hoàng phi Sadako là người vợ hiền dịu và giỏi giang khi bà đã phải thay chồng đảm đương cả việc triều chính, trông coi binh lính thao trường.

Trong chiến tranh với Nga, Hoàng phi thường cùng chồng đến trại lính để kiểm tra đôn đốc các đơn vị và khích lệ tinh thần các thương binh.

Ngày 30/7/1912, Thiên hoàng Minh Trị băng hà, Đông cung thái tử Yoshihito chính thức lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Đại chính hoàng đế hay Thiên hoàng Đại Chính.

Từ nhỏ, sức khỏe của Yoshihito đã yếu ớt, đến khi trở thành vua, bệnh tình của ông vẫn không mấy khả quan hơn, đặc biệt là các triệu chứng tâm thần lâm sàng.

Hoàng hậu Trinh Minh đã không ngần ngại mà luôn bên cạnh chồng, động viên từng bữa ăn, giấc ngủ và hàng ngày nhận tin báo cáo triều chính từ Hirohito thông qua thư gửi bằng chim bồ câu.

Không lâu sau, Thiên hoàng Đại Chính cũng băng hà vào ngày 25/12/1926 hưởng thọ 47 tuổi.

( Nguồn vi.wikipedia.org)

Trong 10 năm chung sống, vợ chồng Thái tử có với nhau tổng cộng 4 hoàng tử, trong đó hoàng nam tuấn tú tức Địch cung thân vương Hirohito, sau này trở thành Thiên hoàng Chiêu Hoà.

Hoàng hậu Trinh Minh là người vợ đầu tiên cũng là người cuối cùng bên giường vua Đại Chính lúc ngài lâm chung.

Thiên hoàng Đại Chính là vị vua đầu tiên ở Nhật Bản tiếp thu nền văn hóa phương Tây, thực hiện lối sống 1 vợ 1 chồng trong hôn nhân và được xem là tiến bộ nhất phương Đông thời kỳ đó.

Bạn có ngưỡng mộ vị vua chỉ một lòng với người vợ này không?

Nguồn tham khảo www.lamsao.com

Anna

Đâu là tỉnh có tuổi thọ ngắn nhất Nhật Bản?

Chàng trai quen đôi vợ chồng già và câu chuyện sau cú điện thoại nhỡ đêm khuya…

Câu chuyện loạn luân trong cuốn tiểu thuyết cổ nhất thế giới

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: