Tại sao người tuyết Nhật Bản chỉ có 2 tầng, trong khi của Mỹ có 3 tầng?

Bạn có thích tuyết không?

Trời tuyết gây rất nhiều khó khăn cho sự di chuyển của các phương tiện giao thông và sinh hoạt hằng ngày của người dân, nhưng đồng thời đem lại rất nhiều thú vui mà chỉ trong điều kiện này mới có.

Ảnh Guardian Nigeria

Một trong những thú vui ấy chính là nặn người tuyết.

Ảnh Kitsune’s Thoughts – WordPress.com

Ở Nhật bạn rất thường thấy hình ảnh những người tuyết 2 tầng (gồm đầu và thân) vào trời mùa đông lạnh lẽo. Thế nhưng người tuyết ở nước ngoài lại có 3 tầng. Tại sao lại có sự khác biệt này nhỉ?

Người tuyết trong tiếng Nhật là 雪だるま (Yuki Daruma) trong khi người nước ngoài gọi là Snowman.

Nhìn cái tên bạn đã thấy được sự khác biệt trong quan niệm về người tuyết của hai bên.

Khi một người Nhật hỏi em bé người nước ngoài về ý nghĩa người tuyết, anh ta đã nhận lại câu trả lời như sau “Người tuyết là người mà, do đó phải có đủ 3 phần đầu, thân và chân chứ”.

Vì vậy, người tuyết ở nước ngoài phải có đầy đủ 3 phần như nhân vật Olaf trong phim hoạt hình Frozen của Disney vậy.

Ảnh Vox

Do you wanna build a Snowman in Japan? 

Thời tiết lạnh giá như thế này chỉ muốn mở bài hát “Do you wanna build a Snowman” của nhân vật Anna trong Fronzen rồi đắp chăn đi ngủ thôi ! Thế nhưng như thế thì phí phạm quá, hãy mặc áo thật ấm và ra đường tận hưởng thú vui mùa đông nào.

Để nặn Yuki Daruma đúng chuẩn Nhật, bạn chỉ được nặn 2 phần thôi nhé. Nếu Snowman của phương Tây là biểu tượng của con người, vậy Yuki Daruma biểu tượng cho cái gì nhỉ?

Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của Yuki Daruma bằng một bức tranh Ukiyo- e thời Edo.

Đây chính là hình ảnh tái hiện người tuyết thời Edo, được mô phỏng theo búp bê Daruma.

Ảnh Matome Japan

Búp bê Daruma là một loại đồ chơi may mắn ở Nhật. Chúng thường được mua từ những ngôi Chùa Phật giáo và trang trí trong nhà để cầu vận may, với mong muốn được các linh hồn giúp đỡ để đạt được ước nguyện. Búp bê Daruma có rất nhiều kích cỡ và màu sắc, thế nhưng loại phổ biến nhất là loại màu đỏ với nét Hán tự màu vàng trang trí ở trên.

Ảnh Wasabi – Japanese Culture Media

Câu chuyện về búp bê Daruma bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, gắn liền với một nhà sư tên gọi là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma). Nhà sư này đã ngồi thiền 9 năm dài đằng đẵng đến nỗi đôi chân tê liệt, chính hình dáng lúc ngồi thiền của vị sư đó đã tạo cảm hứng cho vẻ ngoài hình tròn của con búp bê.

Ảnh Rocket News

Ngày nay, người Nhật hay kể câu chuyện của sư Bồ Đề Đạt Ma như một minh chứng cho sức chịu đựng bền bỉ, vượt qua đau đớn thể xác để đạt đến những giá trị tinh thần. Do đó người ta cũng có thói quen mua búp bê Daruma để tặng cho những người yếu đuối nhằm nhắc nhở họ về sự nhẫn nại kiên trì của các vị sư, làm động lực để họ sống khỏe mạnh hơn.

Trở lại với câu hỏi tại sao Yuki Daruma lại chỉ có 2 phần. Vì Bồ Đề Đạt Ma đã bị liệt hai chân và lúc nào cũng ở trong tư thế thiền, do đó cơ thể của ông chỉ gồm hai phần đầu và thân thôi.

Bạn thấy Yuki Daruma hay Snowman đáng yêu hơn nào? Nếu là bạn, bạn thích nặn người tuyết như thế nào nhỉ?

Tham khảo MATOME 

 

 

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: