Hoá ra chỉ người Nhật mới có thể tiêu hoá rong biển đúng cách?
Rong biển (Nori) là món đính kèm quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản. Từ Sushi đến Onigiri rồi Ramen, đâu đâu cũng thấy hình bóng của loại thực vật sấy khô bổ dưỡng này trong đời sống người Nhật.
Và kỳ lạ rằng, người ta nói, Nhật Bản là dân tộc duy nhất hấp thụ được dinh dưỡng có trong Nori.
Theo một số thông tin cho rằng trong cơ thể mỗi người Nhật có ẩn chứa một loại vi khuẩn đặc biệt. Loài vi khuẩn đó sống ở biển có khả năng phân giải Nori nói riêng và các loại rong biển khác nói chung bằng Enzym.
Và những vi khuẩn có khả năng tạo ra Enzym chỉ được tìm thấy trong phân của người Nhật.
Vậy tại sao chỉ có cơ thể người Nhật ẩn chứa vi khuẩn đó? Nguyên nhân đến từ thói quen ăn uống thời xưa.
Nori là món ăn đã xuất hiện từ 1200 năm trước. Không như ngày nay, người ta ăn chín uống sôi và làm khô rong biển. Trước đây, tất cả đều ăn sống. Và vô tình, khi người Nhật cổ ăn rong biển cũng là lúc vi khuẩn từ rong biển đó cũng vào theo. Và lâu dần vi khuẩn tạo Enzym phân huỷ rong biển đó sản sinh, sau đó truyền từ đời này sang đời khác.
Ngoài Nhật Bản, còn có Hàn Quốc và một phần của xứ Wales cũng có văn hoá ăn rong biển. Thế nhưng, có lẽ với lịch sử còn ngắn ngủi so với Nhật Bản, nên hiện nay người ta chưa phát hiện ra khả năng tiêu hoá rong biển trong cơ thể người dân hai nước này.
Các bạn đừng nhầm lẫn dù rong biển Hàn Quốc bề ngoài chẳng khác gì Nhật Bản, tuy nhiên kỹ thuật nuôi trồng chắc chắn do xứ sở Mặt Trời Mọc truyền lại cho nước bạn. Từ đó văn hoá ẩm thực của xứ sở Kim Chi mà các bạn biết đến như ngày nay mới có sự tồn tại của rong biển.
Vì vậy mà lịch sử của Nori ở Hàn Quốc cũng chỉ mới trải qua 100 năm mà thôi.
Thế nhưng, chẳng lẽ những người dân nước khác trừ Nhật Bản không nên ăn rong biển hay sao?
Tất nhiên là chẳng sao cả nếu bạn ăn rong biển. Chỉ là khi đó, khả năng hấp thụ dinh dưỡng lại không bằng người Nhật nên chẳng giữ lại được gì mà đào thải ra thôi.
Mẹo nhỏ cho các Fan của Nori nhé. Hãy nướng Nori trên lửa để quá trình phân giải trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn !
Khi đó, từ màu đen Nori sẽ chuyển sang màu xanh lá và khi cho vào miệng thì giòn tan, rất ngon đấy.
Tham khảo: https://www.fushitaka.com/nori.html
Kengo Abe
Thực hư câu chuyện ăn nhiều rong biển Kombu bội thực I-ốt
Giải mã vì sao cà ri là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Nhật Bản
Thực hư chuyện người Nhật không dùng Ajinomoto nhưng lại sản xuất cho cả thế giới