Trận chiến…đánh rắm “có một không hai” trong lịch sử Nhật Bản

Ngày nay, việc đánh rắm nơi công cộng dù là tình huống cấp bách vẫn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu, và bản thân người “đánh bom” chỉ muốn đào lỗ chui xuống đất.

Ấy vậy mà vào thời Edo, tư tưởng người Nhật lại khá thoải mái về vấn đề tế nhị này. Thậm chí còn có hẳn một dòng tranh dân gian mô tả vào sự kiện “độc nhất vô nhị” – cuộc thi…đánh rắm.

Những bức tranh như thế này gọi là He-Gassen có nghĩa là đội quân trung tiện, trong đó trung tiện ám chỉ đến việc đánh rắm.

Nếu trong hiện tại chúng ta phải “nhẫn nhịn” cho ra từng đợt khí nhẹ nhàng nếu muốn không bị phát hiện, thì trong những bức ảnh này, các “luồng khí nặng mùi” vô tư bay thẳng vào mặt đối phương. Có thể đây mới chính là bí quyết khoa học để giữ gìn sức khỏe và sức đẹp của người Nhật xưa.

Thế nhưng nếu nhìn vào bối cảnh xã hội của nước Nhật lúc bấy giờ, ta có thể thấy ý nghĩa sâu xa ẩn chứa bên trong những bức tranh “vô duyên” này.

Những bức tranh này được chứng minh có nguồn gốc từ thời Mạc phủ Tokugawa, đó là thời kỳ Nhật siết chặt các biện pháp bài ngoại. Điển hình chính là các chính sách liên quan đến vấn đề Kito giáo. Mạc phủ không cho phép truyền bá Kito giáo và ra lệnh hành hình những tín đồ của Kito giáo người Nhật. Không những thế, Nhật Bản thời kỳ này cũng không mở cửa tiếp đón bất kỳ công dân ngoại quốc nào.

Chính vì thế, những “luồng khí tế nhị” này chính là một phép ẩn dụ mà tác giả thổi vào những bức tranh để phê phán vào chính sách bài ngoại quá khích này của Mạc phủ.

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính vì chính sách đóng cửa này, Nhật Bản chịu nhiều sức ép từ các quốc gia phương Tây. Vào năm 1853, chiếc tàu chiến dẫn đầu bởi tướng Commodore Matthew Perry đã cập bến Nhật Bản và buộc quốc gia này phải đầu hàng.

Đối với các nghệ sĩ truyền thống, còn gì chống chọi với làn sóng ngoại đạo phương Tây này hiệu quả bằng những cuộc cách mạng khí gas công nghiệp (được minh họa với hình ảnh khí hơi lúc đánh rắm), một cách để thể hiện thái độ khinh bỉ.

Nguồn ảnh http://jumijumi.blogspot.com

Sachiko

Khủng hoảng Snack ở Nhật, người dân tranh giành từng gói khoai tây chiên

Những bài học giản dị từ cách sống của người Nhật

Tại sao có nhiều thuyền ma trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản?

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: