Câu chuyện về một biểu tượng bị mất của Nhật Bản
Khái niệm Quốc huy có lẽ không còn xa lạ với các bạn, thế còn Gia huy thì sao?
Từ thời xưa, những gia đình quý tộc tại Nhật Bản, nhằm mục đích thể hiện quyền uy của dòng dõi đã tạo ra và sử dụng huy hiệu được thiết kế riêng cho dòng tộc gọi là Gia huy.
Có rất nhiều kiểu mẫu giống như thế này.
Nhiều thiết kế sử dụng hình ảnh đôi cánh hoặc thực vật và hình dạng cơ bản là hình tròn.
Với những họa tiết không có viền tròn bao xung quanh, thiết kế của nó cũng phải thỏa mãn quy tắc có thể đặt được vào bên trong vòng tròn.
Đây là cách sử dụng của các Gia huy.
Cách thứ 1: nam giới sẽ gắn huy hiệu lên trang phục mình đang mặc. Ngày xưa, khi đi đến các sự kiện quan trọng, việc mang theo Gia huy là một quy định bắt buộc.
Ngoài ra còn có cách thứ 2
Gia huy sẽ được khắc lên trên hộp đựng đa năng. Chiếc hộp này được mang theo mỗi khi đi du lịch, có thể dùng để đựng thuốc. Ngày xưa người ta dắt chiếc hộp này ngang hông để đi bộ, giống như túi đeo chéo của chúng ta bây giờ.
Tất nhiên Hoàng gia Nhật Bản cũng có Gia huy riêng.
Thiết kế của Gia huy hình bông hoa Cúc, quốc hoa của Nhật Bản, đồng thời riêng biểu tượng cũng mang ý nghĩa gợi nhắc về nước Nhật.
Thời chiến, trên mũi các chiến thuyền của quân đội Nhật đều có khắc biểu tượng này. Vì theo quan niệm từ xa xưa, những thứ thuộc về nước Nhật chính là những thứ thuộc về Hoàng gia Nhật Bản.
Tất nhiên quan niệm này cũng nhận không ít phản đối của người dân. Không phải vì Hoàng gia dựa vào đó để sách nhiễu nhân dân, mà vì rất nhiều người dân đã chiến đấu trên danh nghĩa biểu tượng này, thế nhưng nó lại là Gia huy thể hiện sức mạnh của tầng lớp thống trị (những người có tiền, quyền), do đó khó nhận được sự chấp thuận của lòng dân.
Đây là ví dụ của một Gia huy quyền lực khác.
Có một bộ phim cổ trang, lấy bối cảnh Nhật Bản vào thời của Mạc phủ Tokugawa cách đây 300 năm. Đây là dòng tộc Samurai cao quý cuối cùng trước thời kỳ mở cửa. Chính vì vậy Gia huy này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Để khắc họa vào tính quan trọng của Gia huy, trong bộ phim có một phân cảnh như sau. Khi người nhà Mạc phủ đang đi trên đường đã chạm trán một đám người xấu. Ngay khi những kẻ này nhìn vào Gia huy gắn trên hộp đi đường, người nhà Tướng quân hét lên:
“Các người không được phép nhìn”.
Với bộ phim này, chúng ta có thể cảm nhận được tầm quan trọng của gia tộc trong việc khẳng định giá trị cá nhân trong xã hội Nhật Bản.
Nguyên gốc của Gia huy chỉ được sử dụng trong các gia đình quý tộc, thế nhưng hiện nay, bất kỳ gia đình nào cũng có thể có gia huy của mình. Tuy rằng hiện tại truyền thống này đã mai một, thậm chí có rất nhiều người Nhật không biết đến sự tồn tại của các Gia huy.
Một biểu tượng thể hiện được tầm vóc và sức ảnh hưởng của gia đình trong quan niệm của người Nhật, thật đáng tiếc khi chúng đang biến mất.
Kengo Abe