Lời đồn đại rùng rợn đằng sau ngôi miếu thần Yuta ở Okinawa

Nằm ở cực nam của Nhật Bản, Okinawa, quần đảo miền nhiệt đới xinh đẹp mang những đặc trưng hết sức riêng biệt. Từ xa xưa, Okinawa vốn dĩ là một vương quốc riêng biệt gọi là Ryukyuokoku – Vương Quốc Lưu Cầu, sau đó mới sát nhập vào Nhật Bản. Vì vậy, quần đảo thiên đường mang những đặc trưng rất riêng về văn hoá, tín ngưỡng… Trong đó có cả tôn giáo.

Hơn 50% người Nhật không theo bất kỳ một tôn giáo nào, nhưng Shinto (Thần Đạo) vẫn được xem là một trong những tôn giáo chính của đất nước. Cho đến khi Phật Giáo từ Trung Hoa truyền đến mới có sự đa dạng trong tôn giáo Nhật Bản như bây giờ.

Người Okinawa được biết đến như là những người sùng đạo nổi tiếng của xứ sở Mặt Trời.

Họ tin vào một tôn giáo chỉ được truyền bá tại quê hương và một số đảo lân cận.

Người gia nhập tôn giáo này cũng giống như những thầy tu, gọi là Yuta. Trách nhiệm của Yuta là giải quyết những vấn đề về tâm linh, ma quỷ cho người dân, có thể trừ tà hoặc cho người dân lời khuyên.

Hình ảnh một buổi hiến tế biển của Yuta và các tín đồ 

Ảnh: http://uranai-fortuneteller.com/review

Những nơi mà các Yuta tu hành gọi là Hokora (miếu thần).

Hình ảnh một di tích Hokora

Ảnh: https://4travel.jp/travelogue/11340866

Nhân cơ hội tìm hiểu về tôn giáo của người Okinawa, một phóng viên đã tình cờ ngang qua một Hokora, nhưng thoạt trông nó chẳng giống một miếu thờ mà như thể đã vị đập phá chỉ còn lại tàn tích vậy. Tại đây anh phóng viên có dịp gặp gỡ một ông lão 78 tuổi tường tận về các Yuta.

Ảnh: https://gunosy.com/articles/RvPpR

“Bên trong Hokora này có ẩn chứa những oán niệm”

Ông kể lại rằng, trước đây có hai người Yuta, một trẻ một già thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền nong. Nhưng mặc cho Yuta trẻ tuổi cố gắng lôi kéo các tín đồ theo con đường truyền giáo của mình, thì những tín đồ đó vẫn chỉ một lòng đi theo Yuta đã lớn tuổi kia.

Ảnh: http://yuta.unison.jp/?page_id=194

Đối với những người tu hành chỉ sống nhờ tiền lễ, tiền trừ tà… từ tín đồ như Yuta, nếu không có tín đồ, đồng nghĩa với việc không thể duy trì kế sinh nhai.

Tức giận, oán trách, Yuta trẻ tuổi phá huỷ ngôi miếu thần của Yuta còn lại. Vậy nên giờ chỉ còn lại tàn tích…

Dù vậy, chẳng ai dám xây dựng nhà cửa hay kinh doanh bất cứ thứ gì trên mảnh đất ấy.

Đến đây thắc mắc về di tích Hokora trước mắt anh phóng viên đã được giải đáp.

Trong hành trình tìm kiếm các tài liệu về tôn giáo, một đêm nọ anh đi ngang qua di tích Hokora nọ và bắt gặp một ông lão đang chắp hai tay cầu nguyện trước đống đổ nát.

Anh cất tiếng hỏi thăm thì nhận được những lời này của ông lão:

“Anh từ đảo chính đến phải không?

Nghe nói anh đang tập hợp những thông tin về Hokora

Anh định làm gì với những tài liệu đó?

Nghiên cứu ư?

Tôi không nói gở, nhưng tốt nhất là anh nên dừng việc tìm kiếm lại!

Không thì… mất mạng đấy”.

Và ngay khoảnh khắc ông lão ngửa mặt lên, một hình dung đầy nếp nhăn, lông mày dài gần 20 cm bạc trắng đập vào mắt anh này…Từ mắt trái và tai trái, máu chảy ra không ngừng…

Phải chăng đây là Yuta già bị kẹt lại trong ngôi miếu thần khi nó bị đánh sập?

Và phải chăng đây là lời cảnh cáo của thế lực linh thiêng, những “người” bảo vệ tôn giáo bản địa khỏi ngoại giáo.

Chưa biết thực hư những lời đồn đại kia ra sao, nhưng đến Okinawa, nhớ hãy cẩn thận với các di tích các bạn nhé!

Kengo Abe 

Bí ẩn về linh vật giám hộ của Okinawa -Những điều bạn chưa biết

Nơi duy nhất tuy thuộc về Nhật Bản nhưng lại chẳng có chút gì giống Nhật

Mật ngọt chết ruồi- “sát thủ”đằng sau vẻ đẹp của hòn đảo thiêng đường Okinawa là…

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: