Câu chuyện phục hưng văn hoá truyền thống “táo bạo” bằng … Vocaloid
Ở Nhật Bản cũng có một loại hình dân gian giống như Múa Rối của Việt Nam gọi là 文楽 (Bunraku)
Những nghệ nhân sẽ dùng tay để điều khiển các hình nhân trên nền nhạc để kể một câu chuyện cổ tích, đến nay Bunraku đã có tuổi đời 300 năm.
Nếu tham quan một buổi biểu diễn Bunraku truyền thống, bạn sẽ được nhìn thấy những cảnh này.
Mỗi con rối to bằng 2/3 con người, trọng lượng khá nặng. Vì thế cần đến 3 người để điều khiển một con rối như hình sao cho uyển chuyển từng bộ phận.
Ảnh: https://www.excite.co.jp/News/bit/E1535003615796.html?_p=2
Nghệ nhân khi mới học Bunraku đều bắt đầu từ chân, sau 10 năm khổ luyện sẽ lên được tay trái. Quan trọng nhất là nghệ nhân phụ trách cổ và tay phải. Nhờ vậy mà các hình nhân di chuyển mềm mại và mang lại cảm giác chân thật.
Ảnh: https://www.excite.co.jp/News/bit/E1535003615796.html?_p=2
Ảnh: https://www.excite.co.jp/News/bit/E1535003615796.html?_p=2
Và ngày nay ứng dụng công nghệ hiện đại, Bunraku đã vực dậy nền văn hoá trước bờ vực thất truyền vì không còn được chú ý như xưa.
Đó là đưa các bài hát Vocoloid vào nhạc nền và biểu diễn.
Nghệ nhân nghĩ ra ý tưởng này là Mitani Kouki. Với niềm đam mê cháy bỏng với Bunraku, ông quyết tâm phục hưng một nền văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một.
Thiết nghĩ, một số loại hình văn hoá khác như mặc Kimono, hay Trà đạo, gấp giấy cũng nên học hỏi cách ứng dụng công nghệ sáng tạo này để hoà chung dòng chảy thời đại và góp phần đưa nền văn hoá đậm đà bản sắc của xứ sở Mặt Trời đến gần với thế giới.
Kengo Abe
Nền văn hóa Kawaii của Nhật đang ngày càng méo mó, dị dạng
Sự khác biệt trong văn hóa ăn thịt của từng địa phương Nhật Bản
Bị cấm phát sóng cho đến năm 2014, đây là cách người Mỹ”đồng hóa”Doraemon cho phù hợp với văn hóa Mỹ