Origata – Nghệ thuật gói quà “hờ hững” độc đáo của người Nhật

Origata ( 折形) là một loại nghệ thuật gói quà của Nhật Bản, nói một cách đơn giản, đó là nghệ thuật bọc quà trong giấy kiểu Nhật (Washi) bằng tay, không sử dụng đến kéo, băng keo hay hồ dính.

Ảnh uponafold

Vào thế kỷ thứ 15, thời Muromachi, Origata chỉ được phổ biến trong tầng lớp cao như các gia đình Samurai. Hình dạng gói bên ngoài sẽ mô phỏng hình dạng món quà bên trong, sao cho chỉ cần nhìn qua một lần, bạn có thể biết được bên trong món quà chứa gì. Người tặng quà sẽ trực tiếp đưa quà cho người nhận để thể hiện sự tôn trọng nhằm làm khắng khít thêm mối quan hệ giữa đôi bên. Món quà được đặt ngay ngắn giữa một mảnh giấy sau đó được gói một cách gọn gàng và tinh tế mà không cần di chuyển hoặc lật quà lên.

Ý nghĩa của Origata

Ảnh Shinwazen

Origata được tạo ra từ nghệ thuật gói giấy bằng các nút thắt kiểu Nhật gọi là mizuhiki, bện từ hai sợi dây đỏ và trắng đại diện cho Âm và Dương. Một khi hai sợi dây này được buộc lại với nhau có nghĩa là một điều mới mẻ sắp được sinh ra. Vì vậy nút thắt này không đơn thuần chỉ để gói quà, mà nó liên quan đến mối quan hệ giữa con người với nhau.

Một số yếu tố quan trọng làm nên ngôn ngữ truyền đạt của Origata

1. Sử dụng Danshi hay Hohoshi, là loại giấy tự nhiên làm từ gỗ thân cây. Mỗi tờ chỉ được sử dụng một lần

2. Nghệ thuật gói giấy được gọi là “Ori” sao cho thật gọn gàng và tinh tế

3. Nghệ thuật tạo nút thắt, gọi là “Musubi”

4. Số lượng dây bện được sử dụng

Ảnh uponafold

Kết hợp được nhuần nhuyễn bốn yếu tố trên, bạn có thể truyền tải được tấm lòng ấm áp của người gửi quà đến người nhận thông qua nghệ thuật Origata. Vào cuối thời Edo, khoảng thế kỷ 19, có hơn 2000 loại Origata khác nhau, nhưng tóm lại đều giúp người nhận quà biết được bên trong món quà là gì, chỉ bằng cách nhìn giấy gói.

Để thực hành Origata cần tuân theo một hệ thống luật lệ khá phức tạp. Phong cách Origata được quyết định dựa trên người nhận quà, số lượng quà được gói, dịp tặng quà và mùa trong năm. Bởi mục đích cuối cùng của việc gói quà không phải để che đậy món quà như ý nghĩa hiện nay, mà để nâng cấp nội dung và ý nghĩa của món quà. Cách gói này cho phép món quà được lộ ra ngoài, nhưng vẫn khiến người được nhận cảm thấy thích thú.

Một số kiểu Origata

Ảnh Aminoapps

Ảnh Aminoapps

Ảnh japanesestation.com

Ảnh a2.marugotoweb.jp

 

Sacchan (tổng hợp)
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: