Tại sao kiếm Nhật (Nihontou) tuy mỏng nhưng lại khó gãy?
Không gãy, không cong, bén ngọt những tính từ diễn tả một loại vũ khí nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản – Kiếm Nhật (日本刀 – Nihontou).
Trên thế giới, bất kể là châu Âu hay châu Á, trong lịch sử phát triển đều có hình bóng của những thanh kiếm.
Nếu bạn thường xem các bộ phim thần thoại Tây Âu, sẽ để ý rằng kiếm của người phương Tây khá to bản. Nhưng lưỡi kiếm Nhật lại khá mảnh, kích thước nhỏ vừa với hình dánh người Nhật, mục đích để dễ dàng di chuyển kiếm và nhắm vào “điểm chí mạng” của đối thủ. Tốc độ và độ sắc bén là thứ mà các thợ rèn kiếm Nhật hướng đến.
Ảnh: https://www.palmie.jp/lessons/202
Trên đây là hình ảnh sự phát triển của kiếm Nhật qua từng thời kỳ.
Xuất hiện đầu tiên từ 900 năm trước. Đặc trưng của kiếm Nhật là phần lưỡi cong vút, thế nhưng khởi nguyên của nó lại xuất phát từ hình dạng đoản kiếm, sau đó lưỡi dài và thẳng, cuối cùng mới biến đổi thành hình dạng như Kiếm Nhật bây giờ.
Tuy nhiên có hai đặc điểm hầu như bất biến trong quá trình chế tạo kiếm đó là lưỡi kiếm có mặt cắt hình lục giác khá phức tạp.
Thêm một điểm nữa là nguyên liệu cấu thành, gọi là Tamagane (玉鋼).
Tuy có hình dạng gần giống với thiết sa (砂鉄) ở một số quốc gia khác. Chế tạo bằng cách nấu than củi dưới thời gian dài để loại bỏ tạp chất. Nhưng trong thiết sa nguyên thuỷ có chứa Lưu Huỳnh và Phốt Pho, nếu giữ lại sẽ khiến lưỡi kiếm rèn xong dễ bị giòn. Vì vậy người Nhật cổ đã chuyển sang Tamagane – là một loại thép tinh luyện từ cát đen giàu sắt có chất lượng cao và tinh khiết.
Mặt trong thanh kiếm Nhật thường có một đoạn khá mỏng, đó là vì sử dụng ít lượng Các bon khiến cho lưỡi kiếm dẻo dai, nhưng khi các Samurai đối mặt với kẻ địch thì sẽ thường sử dụng phía lưỡi dày nghĩa là phía chứa nhiều Các bon để gây ra lực sát thương cao hơn.
Chính sự kết hợp đó đã giúp độ sắc bén của kiếm tăng lên. Hơn thế nữa, khi đỡ đòn tấn công của đối thủ, võ sĩ sẽ dùng phần lưỡi mỏng và dẻo để đỡ cho kiếm không bị gãy.
Như hình dưới đây các bạn có thể thấy.
Ảnh: https://www.nikkei.com/article/DGXMZO89338520V10C15A7000000/
Trong quá trình rèn, những người thợ sẽ lật thanh kiếm nhiều lần để tăng giảm hàm lượng Các bon theo từng bộ phận. Thông thường có 3 bộ phận chứa 3 hàm lượng khác nhau: lá thép, sắt non và thép già. Lớp hoa văn uốn lượn như làn sóng trên lưỡi kiếm là một phương pháp rèn đặc biệt, trong đó người thợ sẽ ngâm sóng kiếm xuống nước lạnh thật nhanh. Lặp lại nhiều lần như thế, mặt dưới sóng kiếm sẽ hình thành lớp màn, mỗi thanh chỉ có một dạng, không thanh kiếm nào giống thanh kiếm nào.
Ảnh: https://www.pinterest.com/pin/834080793458040075/
Người Nhật cho rằng, một thanh kiếm thẳng và to bản như kiếm châu Âu không những có phần thô kệch, mà còn quá thực dụng, chính lưỡi kiếm cong mới tạo nên nét nghệ thuật của người võ sĩ. Và hơn thế nữa là phù hợp với thể trạng của người Nhật có chiều cao khá khiêm tốn như trước đây.
Đến nay, tính trên cả nước chắc chỉ còn sót lại khoảng 400 người thợ rèn làm được một thanh Katana. Một người làm ra 2 thanh trong 1 tháng đã là kỳ tích lắm rồi.
Thế nên phim ảnh hay Anime mà nói rằng cứ 1 tuần rèn được 1 thanh thì bạn đừng bao giờ tin nhé, chỉ có quỷ, à không nhân vật mới làm được điều phi thường ấy thôi !
Kengo Abe