Trong không công nhận, ngoài khen hết lời – Bí ẩn về vẻ đẹp văn hóa bị lãng quên của Nhật Bản

Bạn đã bao giờ được nhìn thấy bức tranh này chưa?

Ảnh https://ja.wikipedia.org/wiki/浮世絵

Đây là tác phẩm Ukiyo-e của họa sĩ Katsushika Hokusai. Trong tranh diễn tả vẻ đẹp choáng ngợp hùng vĩ của những đợt sóng dữ tợn và núi Phú Sĩ. Có một sự thật có lẽ nhiều bạn chưa biết, Ukiyo-e vốn không phải là tranh vẽ.

…Mà là tranh khắc gỗ. Đặc điểm này khiến cho hội họa Nhật Bản khác biệt với thế giới. Cụ thể, thay vì mất cả năm chỉ để vẽ một bức tranh, người ta có thể sản xuất hàng loạt Ukiyo-e.

Hãy cùng xem qua quy trình làm tranh nhé.

Phía trên phần gỗ in, họa sĩ Hokusai sẽ tiến hành vẽ tranh.


Ảnh https://www.adachi-hanga.com/ukiyo-e/quality/flow/

Nhìn thoạt qua, bức tranh có vẻ đơn giản. Tuy nhiên phần sau của quá trình mới chính là điểm nhấn. Từ bức tranh này, người ta sẽ bắt đầu khắc.

Đặt bức tranh gốc lên trên tấm bảng làm từ gỗ cây Anh Đào.


Ảnh https://www.adachi-hanga.com/ukiyo-e/quality/flow/

Bắt đầu khắc theo nguyên mẫu tranh có sẵn bằng những nét nhỏ từ phần viền.

Ảnh https://www.adachi-hanga.com/ukiyo-e/quality/flow/

Đây là một tác phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao trong từng chi tiết.

Sau khi đã khắc xong, tiếp tục tạo thành các bảng màu riêng cho từng màu sắc có trong tranh. Giai đoạn này lặp đi lặp lại rất nhiều lần.


Ảnh https://www.adachi-hanga.com/ukiyo-e/quality/flow/

Điểm đặc biệt của Ukiyo-e so với các tác phẩm điêu khắc của nước ngoài đó là người Nhật đặc biệt chú trọng đến sự pha màu, mức độ màu, các lớp màu sắc có trong tranh. Đây là yếu tố đòi hỏi con mắt tinh tường và sự chịu khó đầu tư về mặt chi tiết của người nghệ sĩ. Chính vì thế mà mỗi bức Ukiyo-e đều là một tuyệt tác về màu sắc.

Ngoài ra, bằng cách sử dụng nhiều bản màu, từ một bức tranh gốc, người ta có thể tạo ra rất nhiều phiên bản sao chép với các mức độ màu sắc khác nhau. Đây được xem như phương pháp thay thế cho kỹ thuật in ấn khi ấy vẫn chưa được phát minh. Đây là đặc điểm khiến cho các nước khác bất ngờ về kỹ thuật của người Nhật.

Trong quá trình xuất khẩu chén bát Nhật Bản ra nước ngoài, để hạn chế nứt vỡ do vận chuyển, người Nhật sẽ đóng gói kèm với Ukiyo-e. Những bức tranh này thông thường được bọc ngoài chén bát hoặc nhét giữa những khoảng trống để tránh xê dịch chuyển động. Cách đối xử bất công của người Nhật với những kiệt tác này một lần nữa khiến cho thế giới phải kinh ngạc.

Trong khi người trong nước chưa nhận thức rõ được giá trị của những tác phẩm này, Van Gogh, Monet và một số đại danh họa khác đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản.

Ngoài ra, từ nét văn hóa Ukiyo-e này, bạn có thể học được một từ tiếng Nhật mới khá thú vị. Đó là  見当(けんとう)kentou. Người Nhật thường dùng từ này thành cụm 見当外れ (Kentou hazure) nghĩa là “mất phương hướng”. Từ này thì liên quan gì đến Ukiyo-e nhỉ?

Từ Kentou được ra đời trong quá trình sản xuất Ukiyo-e, đó chính là phần màu đỏ trong hình.

Ảnh http://zokeifile.musabi.ac.jp/見当/

Vì Ukiyo-e được in thành nhiều bản, cần phải có đánh dấu về hướng đúng của tranh để không in nhầm hướng. Những phần Kentou được tạo ra nhầm mục đích hạn chế sai sót khi in tranh.

Do đó mà từ 見当外れ (Kentou hazure) được ra đời.

Ukiyo-e từng không được người Nhật coi trọng, thậm chí không được xem là một nét văn hóa. Do đó mà không có nhiều người bảo tồn và lưu truyền dòng tranh này. Vậy mà lại được người nước ngoài khen ngợi và học tập. May mắn thay, nhờ vậy mà những nét đẹp này mới có thể sống sót và tồn tại đến hôm nay, để cho rất nhiều người có thể chiêm ngưỡng.

Kengo Abe

Ảnh hưởng lớn đến đại danh họa Van Gogh, thế nhưng Ukiyo-e từng bị bán với giá bèo ở Nhật

Ukiyo-e – Dòng tranh của phái nữ, nét thu hút đến từ cặp chân mày và những tư tưởng vượt thoát thời đại

Tranh khắc gỗ Ukiyo-e: ghi lại một thời thế phù du

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: