Dịch vụ “cọ thuê” trong nhà tắm công cộng đã xuất hiện từ 100 năm trước

Nhật Bản là quốc gia có văn hoá tắm bồn. Ngày nay như một điều hiển nhiên, nhà người Nhật nào cũng đặt một chiếc bồn tắm (Ofuro) bên cạnh vòi sen (shower).

Thế nhưng bạn có biết trước đây rất lâu việc tắm rửa của người dân thường được diễn ra trong nhà tắm công cộng chứ không phải nhà riêng?

Nguyên nhân là do chi phí để “tậu” một chiếc bồn vào thời ấy không hề rẻ. Nhà lại chật chội không có chỗ đặt. Thêm vào đó, hầu hết các công trình của Nhật đều dựa vào nguồn tài nguyên gỗ, vì thể để tránh nạn cháy rừng xảy ra, việc tắm tại nhà tắm công cộng được khuyến khích trong xã hội Nhật đương thời.

*Tắm bồn thời xưa cần có củi đun để làm nóng nước.

Dưới đây là hình ảnh minh hoạ Sento (nhà tắm công cộng) thời Edo.

Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/88915

Loã thể trước mặt người đồng giới, đối với nhiều người nước ngoài đã là một loại văn hoá khó lý giải. Vậy mà thời đó nam nữ còn không có sự phân biệt, cùng tắm chung trong một phòng lớn.

Thật ra không gian của mỗi phòng tắm công cộng không sáng như những bức tranh minh hoạ thường thấy mà tối hơn rất nhiều. Tuy nhiên vậy thôi cũng đủ ngại rồi.

Đặc biệt, hãy nhìn vào chỗ được khoanh tròn trên hình, bạn có nhận ra điểm kỳ lạ?

Có một đàn ông, trên người vẫn còn y phục trông như thể đang trợ giúp người phụ nữ bên cạnh.

Họ là những Sansuke (三助) chuyên phục vụ tắm rửa, kỳ cọ cho khách nữ. Nếu ở thời đại này, có thể gọi đây là một kiểu Massage, thư giãn. Và tất nhiên đã là dịch vụ thì phải nhận được tiền rồi.

“Vừa có cơ hội tiếp xúc với phụ nữ vừa được nhận tiền, quả là công việc đáng ghen tị !”

Phải chăng ý nghĩ đó vừa thoáng qua đầu bạn?

Ảnh: twitter.com

Tuy nhiên, công việc này vất vả hơn bạn nghĩ đấy. Bởi làn da phụ nữ khá nhạy cảm, nếu chà xát mạnh sẽ dễ gây đau rát. Vì thế cần đến những kỹ năng khéo léo và thành thục.

Sau khi nhà tắm đóng cửa thì Sansuke sẽ ở lại dọn dẹp và chuẩn bị tất cả cho lượt khách buổi sáng. Vậy là xong công việc trong 1 ngày.

Ảnh: Yahoo!ブログ – Yahoo! JAPAN

Dịch vụ trên cực kỳ thu hút phái nữ đặc biệt với những quý bà trung niên.

Rất tiếc là ngày nay, các Sansuke đã không còn tồn tại, thậm chí việc nam vào nhà tắm nữ còn lớn chuyện nữa chứ đừng nói.

Nghĩ lại, phụ nữ thời đó mạnh dạn và cởi mở hơn rất nhiều so với thời đại ngày nay các bạn nhỉ?

Kengo Abe 

10.000 Gudetama: Bồn tắm Sento có một không hai tại Nhật

Xoay quanh câu chuyện “hiện đại hoá” của nhà tắm công cộng truyền thống ở Nhật

Lịch sử “mờ ám”của các nhà tắm công cộng phản ánh nền văn hoá lâu đời xứ Phù Tang

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: