Bạn nghĩ năm nay ở Nhật là năm con lợn? Chưa chính xác đâu…
Ngoài cách tính năm theo số, các nước chịu ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa còn quen thuộc với một cách gọi năm theo con Giáp. Việt Nam hay Nhật Bản cũng thế, đều có 12 con Giáp.
Tuy nhiên có 3 điểm khác biệt:
- Con mèo ở Việt Nam là con thỏ ở Nhật Bản
- Con Trâu thay bằng bò
- Con lợn thay bằng lợn rừng
Vậy theo Logic trên, năm 2019, ở Việt Nam là năm lợn thì hẳn Nhật Bản là năm lợn rừng rồi.
Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/89184
Rất nhiều người Nhật cũng đang nghĩ như bạn đấy. Nhưng không đâu, chính xác phải là:
己亥 (Uchinotoi) – Năm Kỷ Hợi
Con Giáp được tính là một 干支(Eto – Can chi), là viết tắt của 4 chữ 十干十二支 (jikkan juunishi -Thập can thập nhị chi).
“Là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc”. (Theo Wikipedia)
Trong đó,
十二支 (juunishi -Thập nhị chi) nghĩa là 12 con Giáp.
十干 (Jikkan- Thập can) theo thuyết Âm dương ngũ hành (陰陽五行-Onmyou gogyou), có 5 nguyên tố kiến tạo nên thế giới tự nhiên: Mộc, Hoả, Địa, Kim, Thuỷ. Đây là quan niệm được du nhập từ Trung Quốc.
Khi 12 con giáp kết hợp với 5 nguyên tố sẽ tạo ra 60 cặp, cứ 60 năm thì lại đi hết một vòng Can Chi.
Vì thế, những người 60 tuổi ở Nhật gọi là 還暦 (Kanreiki) ý chỉ việc sống thọ.
Trong thời hiện đại, hầu như ít người Nhật trẻ biết đến Jikkan – Thập can. Phổ biến hiện nay chỉ còn lại 12 con Giáp. Thế nhưng, ngược dòng lịch sử, việc sử dụng cách tính thời gian theo Can Chi ở Nhật Bản còn khá mới mẻ. Theo đó, người ta phát hiện ra nhiều sự thật thú vị.
Ví dụ: Năm 1966 là năm Bính Ngọ (丙午-Hinoeuma). Nếu năm đó, sinh con gái thì tương truyền rằng tuổi thọ của đứa con sẽ rất ngắn. Và theo thống kê cho thấy, số em bé sinh ra vào năm này cực kỳ ít. Và 60 năm sau, vào năm 2016, hiện tượng tương tự lại xảy ra khiến mọi người càng tin vào “hạn Bính Ngọ”
Sẵn đây cũng xin bật mí rằng tôi sinh năm Quý Sửu (癸丑-Mizunotoushi), đàn ông sinh vào năm này được cho là khá điềm tĩnh, đối với người khác luôn cẩn trọng, tránh nói những điều khiến họ tổn thương. Thường ngày có vẻ khá nhàn rỗi nhưng nếu đã có mục đích thì luôn chú tâm hoàn thành đến cùng, đến mức mà người xung quanh cũng bất ngờ.
Không biết có thật vậy không?
Kengo Abe
[Chỉ 5 phút] Nhìn lại 29 cột mốc quan trọng của thời đại Heisei (Phần cuối)
[Chỉ 5 phút] Nhìn lại 29 cột mốc quan trọng của thời đại Heisei (Phần đầu)
Sau Heisei, Nhật Bản sẽ chọn niên hiệu nào để đặt cho thời đại mới ?