Chân dung những “Hikyaku” làm nên lịch sử ngành bưu điện dưới thời đại Edo

Nhật Bản trong quá khứ từng đặt dưới quyền cai trị của tầng lớp võ sĩ Samurai.

Từ thời đại Edo hay Mạc Phủ (1603), các Samurai bắt dầu di dời cứ điểm về Tokyo (Edo lúc bấy giờ),  đi đầu là Tokugawa, cũng là dòng tộc tối cao thống trị Nhật Bản。

Nhưng trên hết, về hình thức thì Thiên Hoàng vẫn là người đứng đầu đất nước.Tiếng nói của ông vẫn có một giá trị nhất định trong lòng dân chúng, vì vậy sau khi chính Thiên Hoàng lên tiếng giao phó quyền lực cho Tokugawa thì lòng dân mới yên.

Thời điểm đó, Thiên Hoàng vẫn sinh sống tại cố đô Kyoto. Trong khi Tokugawa lại ở Tokyo. Cách nhau 500km.

Thời đại Edo, khi mà con người chỉ có thể di chuyển bằng chân hoặc ngựa thì khoảng cách 500km quả là xa xôi. Nếu đi bộ thì mất khoảng 10 đến 20 ngày là chuyện bình thường.

Vậy bạn có tò mò, con người thời ấy liên lạc với nhau như thế nào, trong khi không hề có điện thoại hay Internet…? Vẫn có thể đấy, nhưng chỉ qua thư từ và công việc đó được giao cho những Hikyaku (飛脚) – người chuyên vận chuyển thư tín.

Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/91254

Hikyaku (飛脚) – Phi cước, mang ý nghĩa “đôi chân chạy như bay”. 

Tốc độ của họ đáng kinh ngạc đến nỗi một bức thư giao từ Kyoto đến Tokyo chỉ mất 60 tiếng (chưa đến 3 ngày).

Đối với những bức thư liên quan đến chính trị, đòi hỏi gấp rút thì có những Hikyaku chuyên môn hơn đảm nhận. Tốc độ cũng gấp nhiều lần Hikyaku thường.

Tất nhiên, chỉ những Hikyaku được chọn mới có thể phục vụ cho nhà nước. Vì vậy đây được xem là công việc danh giá trong số những công việc thời Edo.
Những Hikyaku này vô cùng tự hào về công việc của mình, nhiều người sẵn sàng xăm trổ toàn thân để trông thật bắt mắt.

So với quan niệm thẩm mĩ thời nay thì có phần lệch lạc nhưng vào thời Edo thì đây được xem là đẹp và chất đấy.

Về trang phục, để tiện cho việc chạy khắp đất nước, những người này thường chỉ độc một chiếc khố trên người.

Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/91254

Trong bức tranh bạn đang thấy trên đây, 2 người sẽ lập thành 1 nhóm. Một người vác đồ, người còn lại theo hỗ trợ. Cứ như thế 2 người thay phiên nhau khuân kiện hàng.

Về cách chạy của các Hikyaku, các nhà sử học cho rằng đây là cách chạy của người Nhật xưa. Tay phải và chân phải đưa về phía trước. So với người Nhật hiện đại thì tay và chân ngược nhau, tay trái – chân phải.

Ảnh: https://mag.japaaan.com/archives/91254

Với cách chạy này, 1 Team có thể chạy từ vài chục đến 100km.

Về tốc độ chính xác của những Hyaku này, hiện chưa có tài liệu nào ghi chép lại. Tuy nhiên nếu còn sống đến năm 2020, cơ hội họ toả sáng ở Olympic là hoàn toàn có thể, phải không các bạn?

Kengo Abe 

Lại thêm một sai lầm bị “lấp liếm”- Tại sao con dấu bưu điện Nhật Bản (〒) lại có 2 dấu gạch?

Thành viên của Yakuza bị bắt chỉ vì… làm công việc trung thực

Một biểu tượng của Shibuya sắp sửa biến mất ?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: