Thật ra, vị thần được thờ trong đền Inari không phải là “thần Cáo”

Thần xã hay còn gọi là đền thờ Thần đạo hiện diện trên khắp nước Nhật như một lẽ đương nhiên. Số lượng đền thờ lên đến hơn 88000. Nhưng chỉ khoảng 77000 ngôi chùa Phật giáo.

Thêm một điểm khác biệt nữa đó là, trong số 88000 ngôi đền rải rác khắp nước Nhật. Có những Thần chủ gọi là Kannushi (神主) quản lý. Tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm 20000. Còn lại đều không có người trụ trì.

Còn ngược lại, ở chùa luôn có các chú tiểu, thầy tu lau dọn, cúng kính.

Trong số các đền thờ Thần đạo, nổi tiếng nhất phải kể đến Inari Jinja (稲荷神社).

Người ta thường gọi thân mật là Oinari-san, hoặc Oinari-sama.

Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra ngôi đền này thì bức ảnh sau sẽ giúp bạn liên tưởng.

Ảnh: https://cloud.distance-c.asia/s/vLR8orl4RCCnmLX

Tên đầy đủ của ngôi đền là 伏見稲荷大社 (Fujimi Inari taisha) nằm ở Kyoto. 

Như trong tên gọi đã xuất hiện, Inari nghĩa là Cáo, cũng là nơi nổi tiếng nhất trong 30000 ngôi đền Cáo.

Đi vào khuôn viên, bạn sẽ bắt gặp bức tượng vô cùng đặc trưng sau

Ảnh: https://okumiya-jinja.com/column/column024/

Đây chính xác là loài động vật mà bạn đang nghĩ đến

Ảnh: https://okumiya-jinja.com/column/column024/

Vâng, chính là con Cáo.

Vì rất nhiều nơi trong đền xuất hiện bức tượng Cáo nên mọi người đều nhầm tưởng đây là vị Thần biểu trưng.

Ngay cả người Nhật cũng ít ai biết được sự thật này.

Tên vị thần của đền được viết bằng Kanji khá phức tạp.

宇迦之御魂大神 (Ukanomi tamaookami)” 

Trong 8 triệu vị thần củaThần đạo, đây được xem là vị thần đại diện cho kinh doanh phát đạt, phồn thịnh.

Ảnh: https://日本の神社.asia/shinto4/shrine3.html

Về hình dáng, thần Ukanomi tamaookami luôn cưỡi trên lưng con cáo trắng. Đây là lý do chúng xuất hiện tại đền Inari.

Cáo trắng trong truyền thuyết tượng trưng cho người đã khuất mang ý nghĩa tâm linh.

Thoạt trông có vẻ giống với loài cáo sống trên núi, nhưng nhìn kỹ thì hoàn toàn khác.

Ngoài ra, trên bức tượng Cáo, còn đặt thêm 1 chiếc yếm đỏ và vật giống như chìa khoá. Một số khác còn mang bức quyển vật (loại giấy cuộn lại kiểu cổ).

Ảnh: https://okumiya-jinja.com/column/column024/

Nếu có dịp ghé thăm đền Thần và bắt gặp tượng Cáo ngậm quyển vật, đừng quên cầu mong sự nghiệp thăng tiến, thành công nhé.

Kengo Abe 

Chùm ảnh hiếm có về hậu trường tái hiện buổi diễu hành của kỹ nữ cao cấp Oiran

Ý nghĩa thật sự của chiếc mặt nạ Cáo trong đời sống người Nhật

Best Meme -Chó đô One-punch Shiba gây sốt đã có đối thủ là Cáo đô lực lưỡng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: