Phân tích mặt tối của lệnh cấm làm thêm giờ ở Nhật Bản

Có bao giờ bạn nghĩ rằng muốn làm việc nhiều hơn?

Nghe có vẻ là điều gì đó dại dột nhưng thực tế có khoảng 2 triệu người lao động Nhật Bản có nguyện vọng được làm thêm.
Vì số lao động Nhật Bản khoảng 68 triệu người, ta có thể suy ra 3% trong số này muốn được làm, nhưng lại rơi vào tình trạng không thể làm.

Bản thân tôi bắt đầu đi làm từ 30 năm trước. Khi đó việc làm thêm giờ đã trở thành tiêu chuẩn, đi làm trước giờ chính thức 1 tiếng là chuyện đương nhiên. Không có ngày nào tôi về nhà đúng giờ.

Đi làm sớm là lựa chọn cá nhân, nhưng làm thêm buổi tối sẽ được nhận phụ cấp tăng giờ. Không phải là làm thêm giờ để kiếm thêm tiền, đúng hơn là nếu không tính cả tiền làm thêm giờ, chi phí sinh hoạt khó mà dư dả.

Đặc biệt trong thời kỳ suy thoái, việc chi trả tiền làm thêm chặt chẽ hơn, và sự cân bằng trong chi tiêu sẽ khó mà giữ được. Có nghĩa là nếu không phải truờng hợp cần thiết sẽ không được làm thêm, đồng nghĩa không được trả tiền làm thêm.

Điều này có lý, nhưng trường hợp không có tiền làm thêm, nếu không giải quyết vấn đề lương thấp không thể chi trả cho sinh hoạt của nhân viên cũng không được.

Tệ hơn, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào việc cắt giảm biên chế trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Tất cả những chuyển biến này chỉ tạo thêm gánh nặng cho người lao động.

Vấn đề làm thêm giờ của nhân viên được đưa ra, và hầu hết các công ty lựa chọn cấm làm thêm giờ. Khoảng 15 năm trước, nhiều nhân viên phải mang máy tính về nhà làm để hoàn thành chỉ tiêu công việc, cho dù có được trả tiền làm thêm hay không. Vì bị chỉ trích, hệ thống này thay đổi, nhân viên bị cấm làm thêm, và thực tế là khối lượng công việc của họ giảm xuống. Thế nhưng có một hệ luỵ khi số lượng công việc của nhân viên giảm xuống, đó là lợi nhuận của công ty cũng giảm xuống. Khó có thể nói như vậy là đi đúng hướng.

Thêm nữa, chúng ta không thể lường trước các yếu tố khách quan, ví dụ dịch bệnh COVID-19.

Doanh thu công ty ì ạch, nhân viên lại không thể làm thêm. Thời gian làm việc đang ngày càng giảm. Và khi đó vòng luẩn quẩn bắt đầu, bạn làm càng ít, tiền lương của bạn cũng ít đi.

Tính cả những người thất nghiệp, hơn 4 triệu người Nhật trong độ tuổi lao động muốn được làm thêm. Kể cả sau dịch bệnh, liệu nguyện vọng này của họ có được đáp lại?

Dù luật đưa ra là để bảo vệ người lao động, nhưng lại phản tác dụng, gây hậu quả ngược lên chính người lao động. Nếu không có hướng giải quyết, quốc gia này khó mà phát triển.

Kengo Abe
Xem thêm: