Cá ngừ đã giải cứu thế giới như thế nào? Huyền thoại về nhà hàng sushi làm giảm lượng cướp biển
Cá ngừ đã giải cứu thế giới như thế nào?
Huyền thoại về nhà hàng sushi làm giảm lượng cướp biển
Quý vị có biết rằng thực tế thì hải tặc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay không ạ?
Cũng là hải tặc, như khác với Luffy và những người bạn trong bộ anime One Piece nổi tiếng, cướp biển ngoài đời thật chuyên tấn công và cướp bóc những con tàu bình thường.
Chúng tấn công các tàu chở dầu vận chuyển lượng hàng lớn, cướp hàng hoá và bắt cóc thuyền viên để đòi tiền chuộc. Đó chính là những hành động của cướp biển thời hiện đại.
Các tàu chở dầu tư nhân sợ điều này và phải đi đường vòng hoặc thuê người có vũ trang để bảo vệ chính mình.
Điều này đang là vấn nạn lớn cho nền kinh tế toàn cầu.
Cướp biển Somalia
Có một quốc gia ở châu Phi tên là Somalia.
Somalia là đất nước có vị trí địa lý quan trọng dọc theo các tuyến đường vận chuyển tàu chở dầu và sở hữu vùng biển có thể đánh bắt được nhiều cá.
Tuy nhiên, do thiếu cơ sở chế biến cũng như không có kỹ thuật chế biến trong nước, họ chỉ có thể đánh bắt được lượng cá lưu thông trong nội địa.
Như vậy, vì không thể kiếm sống được từ nghề đánh bắt hải sản, nơi đây trở thành khu vực có nhiều người hành nghề cướp biển.
Nguyên nhân là do nghèo đói.
Cửa hàng sushi Nhật Bản nỗ lực xoá bỏ nạn cướp biển
Bên cạnh Somalia, có một quốc gia tên Djibouti.
Khác với Somalia, quốc gia này có thể giao đến thế giới lượng lớn cá nhờ những thiết bị và công nghệ vững chắc mà các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào. Đặc biệt là cá ngừ.
Vì có thể đánh bắt được loại cá ngừ vốn được người Nhật yêu thích, nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đã thâm nhập và phát triển thị trường này.
Song, bên cạnh Djibouti là Somalia, cá ngừ có thể thu hoạch theo cách tương tự, nhưng theo hiện trạng ở đất nước này, các công ty nước ngoài đã không cấp vốn nên tình hình trở nên khó khăn.
Trong tình hình này, ông Kimura, người đại diện của Sushizanmai, một cửa hàng sushi Nhật Bản sử dụng nhiều cá ngừ nhập khẩu từ Djibouti, đã đến Somalia và cung cấp công nghệ cũng như cơ sở vật chất để đánh bắt và chế biến cá ngừ.
Để xoá đói giảm nghèo ở Somalia, họ đã bắt đầu một hoạt động gọi là “Mọi người hãy cùng nhau đánh bắt cá ngừ!”
Vào thời điểm đó, ở vùng biển này lượng hải tặc hung bạo ngày càng gia tăng, Mỹ , Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Nhật Bản đã phái tàu chiến đến để bảo vệ khu vực.
Ông Kimura đã phát biểu như sau:
“Phát động các hoạt động quân sự cũng tốt, tuy nhiên sẽ không thể loại bỏ tất cả cướp biển bằng tên lửa.
Ngoài các nhóm côn đồ được trang bị vũ khí đầy đủ, hầu hết cướp biển đều là những chiếc thuyền nhỏ, không có nhiều vũ khí và bất chấp tính mạng.
Và kể cả khi đánh bại hải tặc bằng vũ khí, nhưng người dân nơi đây không còn kế sinh nhai nào khác, thì vấn nạn cướp biển sẽ mãi không thể kết thúc.”
Sau đó ông Kimura quyết định đưa một số người về Nhật Bản và thận trọng trao đổi với họ.
Nhóm hải tặc này cho biết họ không muốn quay trở lại đất nước của mình.
Nhưng để cứu được tình hình đất nước lúc bấy giờ thì chỉ có họ, những người đã được đưa đến Nhật Bản.
Đặt mục tiêu thay đổi Somalia, ông Kimura bắt đầu hành động.
Đưa Somalia trở thành vùng sản xuất cá ngừ lớn
Sẽ không thể làm được gì nếu không nắm rõ tình hình địa phương, ông Kimura đã đến Somalia.
Đó là vùng đất nghèo nàn nên an ninh rất tệ, dù vậy ông vẫn tự mình lên tàu khởi hành.
Khi thử áp dụng các phương pháp đánh bắt cá của người Nhật, ông đã thu nhặt được thành quả đáng ngạc nhiên.
Nắm bắt được việc đây là nơi có nguồn tài nguyên thuỷ sản dồi dào, ông cho rằng nếu lấy lợi nhuận làm lương và trả đầy đủ cho người lao động thì sẽ không có ai muốn đi cướp bóc nữa.
Bắt tay cùng với chính quyền Somalia, ông đưa những chiếc tàu đánh cá đã qua sử dụng từ Nhật Bản về đây và bắt đầu việc đánh bắt.
Đồng thời với quan hệ hợp tác cùng các nước láng giềng như Djibouti và Sri Lanka, ngành công nghiệp cá ngừ vẫn thuận buồm xuôi gió cho đến hiện tại và người ta cho rằng nhờ đó số người trở thành cướp biển đã thuyên giảm.
Để làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn, lành mạnh và xoá bỏ tệ nạn, chúng ta có thể dùng cách loại bỏ nguồn gốc của nghèo đói, thay vì sử dụng vũ lực.
Dù biết đây là vùng đất mang những nguy hiểm, ông Kimura vẫn không ngại hiểm nguy mà tiến đến để thay đổi thế giới.
Trong mắt tôi, ông giống như một kiếm sĩ samurai thời hiện đại. Còn Quý vị nghĩ như thế nào về nhân vật này ạ?
Tác giả: Abe Kengo
Biên dịch: Lê Phương Kỳ