Kiểm soát thời gian, chìa khoá mở cửa thành công
Ước mơ của bạn là gì?
Tôi muốn làm việc ở nước ngoài, tôi cần cải thiện tiếng Anh
Tôi muốn trở thành quản lý, tôi phải trau dồi kỹ năng lãnh đạo.
Mỗi người có một ước mơ, mục tiêu hướng tới. Phương pháp để biến ước mơ thành sự thật tưởng chừng xa vời nhưng gần ngay trước mặt, bạn chỉ cần “GO FOR IT”.
Thế nhưng có nhiều người đã để giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ bởi họ không biết sử dụng thời gian một cách hợp lý. Lý do lúc nào cũng là “Tôi bận”.
Ảnh https://www.learningagency.co.jp/column_report/column/hrd_column_76_190716.html
Làm sao để có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn?
Đầu tiên, chia nhỏ mục tiêu của bạn thành các nhiệm vụ hằng ngày. Ví dụ, nếu bạn muốn cải thiện tiếng Anh, bạn hãy đặt mục tiêu học 5 từ mới mỗi ngày. Thực hiện đều đặn, vậy là 1 năm vốn từ của bạn tăng lên 1800 từ.
Người ta cho rằng chỉ cần khoảng 2000 từ là có thể sử dụng tốt tiếng Anh ở mức giao tiếp cơ bản. Do đó bạn chỉ cần mất khoảng 5 phút mỗi ngày trong 1 năm. Tất nhiên học một ngoại ngữ không chỉ có từ vựng mà còn ngữ pháp, cách dùng từ trong văn nói, văn viết,… thế nhưng bạn cũng có thể lên kế hoạch học tập tương tự. Ví dụ học khoảng 3 – 5 mẫu câu mỗi ngày, cũng không mất quá nhiều thời gian.
Trong trường hợp bạn muốn trau dồi kỹ năng lãnh đạo, hãy đọc sách. Bạn nghĩ mình có thể đọc bao nhiêu quyển sách nếu bỏ ra 10 phút cho việc đọc?
Thế nhưng vấn đề không nằm ở lên kế hoạch, mà làm sao để duy trì mục tiêu đã đặt ra. Chúng ta có rất nhiều cái cớ để trì hoãn, ví dụ như bận, lười, chỉ hôm nay thôi, để tháng sau làm lại,…
Tất nhiên bạn cũng có những ngày thực sự bận rộn, thế nhưng liệu bạn có “bận” như mình tưởng?
Hãy cân nhắc về những lý do khiến bạn bận rộn theo 2 trục. Trục đầu tiên là độ quan trọng của công việc, trục thứ hai là độ khẩn cấp của công việc.
Khi đó bạn có thể phân loại những công việc trong ngày thành 4 loại.
- Việc vừa khẩn cấp vừa quan trọng
- Việc quan trọng nhưng không khẩn cấp
- Việc khẩn cấp nhưng không quan trọng
- Việc không quan trọng, cũng không khẩn cấp
Ảnh https://clickup.com/blog/time-management-tips/
Những việc ở mục đầu tiên tất nhiên phải được ưu tiên làm trước. Câu hỏi đặt ra, tiếp theo bạn phải làm gì? Có người chọn làm những việc cần gấp, nhưng không quan trọng, có người lại làm những việc quan trọng nhưng không gấp.
Ví dụ việc đọc sách hay rèn luyện tiếng Anh như đã đề cập ở trên không cấp thiết, nhưng lại rất quan trọng cho sự phát triển của bạn, vì vậy sẽ thuộc mục số 2.
Nếu bạn quá chú trọng vào mục số 3, bạn sẽ khiến cuộc đời của mình đi chệch quỹ đạo mong muốn. Chìa khoá cho thành công nằm ở mục thứ 2, những việc bạn cho là quan trọng với bản thân, và do đó cần thực hiện mỗi ngày.
Nhiều người lấy những công việc ở mục thứ 3 làm cái cớ, thế nhưng những việc này chỉ khiến bạn có cảm giác lúc nào cũng không đủ thời gian, đôi khi chúng gây ra cảm giác hoang mang “ảo”, làm bạn lo lắng không hoàn thành kịp, nhưng hoá ra việc lại không quan trọng đến mức phải lo lắng. Giải pháp là hãy thức dậy sớm hơn một chút, dành khoảng 1 tiếng đồng hồ tập trung cho công việc ở mục 2, sau đó hãy làm việc ở mục 3.
Hiện tại tôi đang sống tại nhà bố mẹ ở Nhật, vì ảnh hưởng của COVID-19 mà không thể quay lại Việt Nam trong một thời gian. Hầu hết các công ty Nhật bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng, do đó tôi thức dậy lúc 6 giờ, ăn sáng và kiểm tra lịch trình trong ngày, sau đó thực hiện các công việc ở mục 2.
Dưới đây là các công việc trong mục 2 của tôi:
- Chạy marathon, tăng cường sức khoẻ
- Học tiếng Anh
- Đọc sách
Có nhiều lúc tôi không kịp thời gian đọc sách, nhưng khi đó tôi sẽ dời việc đọc sách vào buổi tối trước khi đi ngủ. Và cứ thế lặp lại hằng ngày.
Lúc đầu tôi gặp rắc rối trong việc thức dậy sớm để tập chạy, thế nhưng cơ thể chúng ta luôn có cơ chế thích nghi, đó là lý do việc luôn khó lúc đầu và dễ dàng về sau nếu liên tục lặp lại. Giống như ngày xưa nếu mẹ bạn không ép bạn đánh răng hằng ngày thì hiện tại bạn cũng không duy trì thói quen này. Nhiều người còn cảm thấy khó chịu nếu đi ngủ mà không đánh răng, chính bởi việc đánh răng đã trở thành thói quen của bạn.
Vì những việc ở mục 2 không gấp, nên nhiều khi chúng ta lơ là bỏ qua. Nhưng một khi chúng trở thành thói quen thay vì nhiệm vụ hằng ngày, ta không gặp khó khăn gì để thực hiện nữa.
Việc ở mục 2 đôi lúc còn hỗ trợ chúng ta thực hiện các công việc ở hai mục còn lại nhanh hơn.
Một lần nữa, con đường để dẫn tới thành công là gì, nằm ở sự kiên trì của bạn.
Kengo AbeAbe