Bạn có đủ kỹ năng để trở thành chuyên gia nói dối?

Sống thật thà, không được nói dối – Tôi tin rằng rất nhiều người đã được dạy như thế từ khi còn bé. Thế nhưng làm gì có ai sống trên đời chưa từng một lần nói dối?
Đúng vậy, hầu như ai cũng từng nói dối, và không phải lời nói dối nào cũng xấu.

Thành ngữ Nhật Bản có câu:

嘘も方便 (Uso mo houben)

Câu này ám chỉ những lời nói dối lương thiện, những hoàn cảnh mà khi đó nói dối lại tốt hơn nói thật.

Thế nhưng lời nói dối nào được xem là lương thiện? Làm sao để nhận ra ranh giới giữa nói dối vô hại và có hại?

Hôm nay hãy cùng học cách tận dụng lời nói dối, và nhận biết các hoàn cảnh có thể nói dối.

Ảnh https://biz.trans-suite.jp/6010

1. Nói dối không bị phát hiện.

Nếu không ai biết bạn đang nói dối, điều đó cũng không khác mấy với sự thật.
Nguyên tắc của nói dối là phải tin tưởng tuyệt đối vào lời nói dối, đến mức không còn sót lại bằng chứng của sự nói dối.
Nói dối là phải nhất quán, nếu câu chuyện của bạn mỗi lần mỗi khác, chẳng phải sẽ bị bại lộ ngay sao.

Nói dối mà không tin vào lời nói dối của mình, đó là điểm trừ cho bạn. Hãy suy nghĩ thật logic, đồng thời thuyết phục bản thân tin vào lời nói dối ấy đến cuối cùng.

Có rất nhiều người dễ nói dối, như thể bản chất của họ vậy. Bạn đã bao giờ nói dối rằng phải đưa mẹ đi bệnh viện để làm cái cớ cho sự đi trễ? Nếu sếp của bạn cũng có mẹ đang ốm, sếp sẽ dễ đồng cảm hơn, thậm chí còn có thể lo lắng hỏi thăm.
Những lúc như vậy, nói dối không giống như một cái cớ mà là lý do đầy tính logic.

Ảnh https://career-picks.com/business-yougo/usomohouben/

Thế nhưng những lời nói dối như thế này tồn tại 2 mặt. Sếp bạn sẽ dễ tin vào lời nói dối, nhưng sẽ có phản ứng khủng khiếp hơn khi bạn bị bại lộ.
Chính bởi vậy mà bạn phải lên kế hoạch hoàn hảo cho lời nói dối của mình. Nếu lý do là mẹ ốm, bạn không thể chỉ nêu ra sự kiện, mà phải suy xét đến các triệu chứng, hiện tượng, những trường hợp khác có thể xảy ra ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ dùng phương án nào để chữa trị,…

Tất nhiên để đạt đến trình độ này, bạn phải có năng lực của một đạo diễn, đồng thời phải là một diễn viên tài năng và trung thành với kịch bản, bên cạnh đó cũng cần ứng biến trước các tình huống phát sinh.

Làm sao để rèn luyện kỹ năng này? Câu trả lời đơn giản thôi, đó là hãy nói thật.

Một khi lời nói dối được hình thành, bạn sẽ có xu hướng tạo thêm những lời nói dối khác để che đậy cho sự thật ban đầu. Bao nhiêu lời nói dối như vậy, làm sao bạn có thể nhớ hết được?

Nếu lý do đi muộn ban đầu là ngủ quên, tốt nhất là thành thật, và lắng nghe chỉ trích. Có thể bạn sẽ bị mắng rất tệ, thế nhưng hậu quả chỉ đến đó mà thôi.
Nhưng nếu bạn nói dối, và không đủ trình độ để có thể trung thành với lời nói đối dến cùng, khi bị lộ hậu quả sẽ rất thảm.

Hãy biết lượng sức mình trước khi nói dối. Cách tốt nhất là thành thực nhận lỗi.

Tóm lại, chẳng phải thay vì đầu tư công sức để trở thành một chuyên gia nói dối, chi bằng cố gắng để trau dồi các kỹ năng có ích cho công việc?

2. Nói dối vì người khác

Đó là lời nói dối vì lợi ích của người khác, thế nhưng lời nói dối này cũng rất dễ gây hiểu lầm.

Đây không hẳn là một dạng nói dối mà là nói giảm nói tránh để không làm tổn thương người khác.

Ví dụ, trường hợp cấp dưới của bạn nộp lên một bản báo cáo hoàn toàn không thể dùng được, với tư cách là cấp trên, bạn không thể nói:

“Cái gì đây? Tôi không thể dùng được cái thứ này, anh có thể nghỉ việc”.

Ảnh https://talking-english.net/shit/

Tất nhiên kể cả khi đó là những lời tận đáy lòng, bạn không thể thẳng thắn mà nói như vậy.
Trong trường hợp không còn thời gian nữa, bạn chỉ còn cách nhận lấy bản báo cáo đó và tự mình sửa. Thế nhưng bạn sẽ phạm sai lầm nếu chỉ cảm ơn mà không nói thêm gì cả.

Bạn cần phải chỉ ra những lỗi sai của cấp dưới chi tiết và thẳng thắn, có thể làm việc này sau nếu không có thời gian, nhưng đó là việc phải làm.
Cũng giống như khi giáo dục một đứa trẻ, nếu dễ dàng bỏ qua các lỗi sai chỉ vì lý do trẻ con còn bé chưa hiểu chuyện, chúng sẽ dễ hư hỏng. Khi đó những gì bạn làm không phải làm lòng tốt, mà là hành vi gây hại cho người khác.

Kiềm nén cơn giận, nhưng vẫn truyền tải những điều bạn cần một cách điềm đạm, thẳng thắn nhưng không khắt nghiệt, đó mới là điều nên làm.

3. Im lặng là vàng

Trong trường hợp bị hỏi cảm xúc về một người mà bạn không muốn gặp lại nữa, phải làm thế nào?
Nếu một người quen của cả hai hỏi bạn rằng “Cậu ghét người đó à?”, bạn có nên thật thà mà nói “Ừ, tôi ghét người đó?” không?

Cách tốt nhất là không nói gì cả.
Hoặc trong trường hợp này cũng chẳng mất gì nếu bạn nói dối một cách vô hại “Không, có ghét gì đâu”.
Không ghét cũng đâu có nghĩa là yêu mến, đúng không nào?

Để quan hệ giữa người với người được thuận lợi, đôi khi bạn phải biết sử dụng lời nói dối một cách khôn ngoan. Khi nào cần nói dối, khi nào nên thật thà, nên nói dối ở mức độ nào trong trường hợp nào? Nếu thuần thục kỹ năng này, bạn sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Đến đây, bạn có phải là một chuyên gia nói dối không?

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: