Phong cách làm việc của Người Nhật

Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản có những thói quen và văn hóa ứng xử nơi văn phòng mang đặc thù riêng biệt của mình, toát lên phẩm chất lịch thiệp và nghiêm túc đúng chất Nhật Bản.

Luôn tôn trọng đối tác

Điều này được thể hiện rất rõ qua cách họ trao đổi danh thiếp cho nhau. Cụ thể là trong một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp một cách trịnh trọng nhất. Hành động này được gọi là “meishi kokan”.

lam-viec-1

Khi nhận danh thiếp của đối tác, bạn phải nhận bằng hai tay và  đọc lại những thông tin được in trên đó một cách cẩn thận, sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt trên bàn ngay trước mặt của người đối diện, sử dụng nó trong cuộc nói chuyện khi cần. Nếu bạn cất luôn tấm danh thiếp vào túi sẽ bị cho là không tôn trọng người khác.

Học tập những người đi trước

Trong những cuộc họp, người Nhật luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình ý kiến, và đây là một qui tắc ứng xử chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của sếp với mình.

lam-viec-2

Theo lễ phép chào hỏi của người Nhật  với người lớn tuổi hoặc thâm niên làm việc lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn. Văn hóa của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ để lại. Dù ở cấp bậc nghề nghiệp như nhau, nhưng đối với những người lớn tuổi hơn thì phải tôn trọng những ý kiến của họ.

Yêu công việc

Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suốt đời và hạnh phúc khi được làm việc.

Trẻ con Nhật Bản từ nhỏ đã được giáo dục rằng “Đã không làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm việc hết mình”, cố gắng và phấn đấu hết sức để đạt kết quả cao nhất có thể.

 cong-viec-3

Nỗ lực suốt đời

Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng chút một và lâu dài hơn là sự xuất sắc nhất thời. Nói chung, họ coi trọng địa vị xã hội, nể phục một người nào đó vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng chứ không đơn thuần đánh giá qua hình thức bề ngoài.

Ở Nhật, một người lao động cần mẫn làm việc cả đời đóng góp cho công ty sẽ được xem trọng hơn hơn là một anh nhà giàu ăn chơi, có xe xịn, áo đẹp nhưng không mang lại lợi ích gì cho xã hội.

Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc bằng cách tập hợp công nhân, xếp hàng và cùng nhau hô to khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách tạo cảm hứng, động lực và sự đoàn kết trong công việc.

lam-viec-4

Mỗi cuộc tập hợp vào buổi sáng sẽ đi kèm với những lời nhắc nhở, khen thưởng, mục tiêu của công ty… giúp mọi người rút ra kinh nghiệm và sửa chữa nếu sai phạm, hoặc phát huy tinh thần khi được khen thưởng.

Làm hết sức, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, người Nhật luôn sẵn sàng “xả hơi” thoải mái tại các quán bar, karaoke… Ngoài ra các câu lạc bộ khiêu vũ, trung tâm mua sắm, khu vui chơi cũng là những điểm đến lý tưởng được nhiều người chọn lựa.

lam-viec-5

Người Nhật ghét nhất là việc thiếu trung thực, do đó bạn hãy mạnh dạn nhận lỗi và sữa chữa nếu mắc sai lầm, như vậy bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và niềm tin từ họ.

lam-viec-6

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong công việc cùng với môi trường tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh.

Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó?

Chúc các bạn có được phong cách giao tiếp chuyên nghiệp và thành công trong công việc.

Hải Âu

1

Horenso – phương pháp làm việc nhóm thần kỳ giúp người Nhật có năng suất lao động cao bậc nhất thế giới

Chúng ta ca ngợi người Nhật chăm chỉ, nhưng xã hội Nhật lại đang lên án cách làm việc vừa kém hiệu quả vừa dễ đột tử này

Một ngày người Nhật mất từ 3~4 tiếng cho việc tới chỗ làm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: