Phương pháp “hoa Hướng Dương” – Bí quyết giúp doanh nghiệp Nhật Bản giữ chân 96% nhân viên trong điều kiện đào thải khắc nghiệt
Văn hóa trung thành và có trách nhiệm với công việc đã bám sâu vào gốc rễ tư tưởng của người Nhật, vì thế, một khi đã bắt đầu làm việc cho một công ty, họ sẽ không muốn nghỉ việc.
Lý do vì nếu không nghỉ việc, sau khi về hưu, họ vẫn có thể sống an yên cùng số tiền hỗ trợ thất nghiệp của mình. Tuy nhiên, tư tưởng này đang dần bị phá bỏ.
Ảnh xuất khẩu lao động Nhật Bản
Công ty dù lớn đến đâu, một khi tuyên bố phá sản, sẽ không thể trả tiền hỗ trợ cho nhân viên. Hiện nay, một số trường hợp đã xảy ra vì thế niềm tin của nhân viên vào công ty cũng ngày một giảm, do đó họ phải chủ động tìm kiếm các công việc mới thay vì “an phận thủ thường” tại một nơi duy nhất như trước đây.
Thế nhưng trong tình hình nói trên, vẫn có một công ty duy trì được sự trung thành của nhân viên. Tỷ lệ giữ chân nhân viên ở đây lên tới 96% và hầu như không có nhân viên nào muốn nghỉ việc.
Đặc biệt, đây lại là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng, ngành nghề có tỷ lệ bỏ việc rất cao tại Nhật. Nhật Bản là quốc gia có dân số già do đó lẽ ra đây phải là ngành yêu cầu nhiều nhân lực nhất, tuy nhiên công việc này rất nhiều áp lực nhưng lương bổng và chế độ lại thấp, do đó đa số nhân sự đều không thể làm lâu.
Vậy, bí quyết giữ chân nhân viên của công ty trên là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Nhân viên là hiền tài của doanh nghiệp – Ưu tiên lợi ích nhân viên lên trên lợi ích công ty.
Vấn đề không thể xét nghỉ phép cho nhân viên vì thiếu nhân lực đã trở thành vấn đề bức xúc cho cả chủ doanh nghiệp lẫn nhân viên trong mọi ngành nghề. Tại các công ty khác, bạn bị yêu cầu phải chịu đựng, đặt cái Tôi của mình qua một bên vì lợi ích tập thể, nhưng ở đây lại hoàn toàn khác.
Ảnh Chefjob
Trước kia, mỗi cơ sở của công ty có 4 nhân viên làm việc. Mỗi lần có ai nghỉ phép mọi chuyện lại rối hết cả lên.
Chính vì vậy doanh nghiệp quyết định đóng cửa cơ sở trên và lập tức mở một cơ sở lớn hơn ở gần đó, thuê gấp đôi lượng nhân viên, và thêm 1 người nữa. Có nghĩa là 9 người sẽ làm việc mà 8 người đã có thể làm được.
Để biến điều này thành sự thật, chủ doanh nghiệp phải bán số cổ phiếu tại gia, đồng thời số tiền hỗ trợ khi nghỉ việc ở công ty trước của ông ta cũng không còn.
Tuy nhiên bằng cách làm thế, doanh nghiệp được vận hành dựa trên ngân sách đặt ra, đồng thời nhân viên sẽ được nhận số ngày phép đúng như mong đợi mà không lo ảnh hưởng đến công việc.
Hơn cả lợi ích của chính mình, chủ doanh nghiệp đã ưu tiên lợi ích của nhân viên công ty.
2. Kiểu quản lý “hoa Hướng Dương”
Đây là khái niệm khá xa lạ với nhiều người.
Đặc điểm của hoa Hướng Dương là lúc nào cũng hướng về phía ánh sáng mặt trời, điều này đã làm cảm hứng cho một phương pháp quản lý vô cùng độc đáo. Quản lý thế nào để các nhân viên công ty phải cùng nhìn về một hướng duy nhất.
Không chỉ chủ doanh nghiệp và người quản lý, tất cả các nhân viên, từ cấp thấp nhất đều phải thống nhất với nhau về mục đích làm việc. Một khi đã làm được điều này, khi sếp làm sai, bạn không cần phải xem lại điều một “Sếp luôn đúng” nữa vì điều một này không tồn tại. Nhân viên dù là người mới, cũng có thể chỉnh sửa cho sếp.
Vì không có sếp đúng, chỉ có hướng đi của công ty là đúng đắn.
Thống nhất tư tưởng của mọi người trước khi làm việc chính là điều mà doanh nghiệp này chú trọng. Tuy nhiên mỗi người sẽ được ra một phương pháp khác nhau, chỉ cần phục vụ cho một mục đích chung.
Phương pháp này, nói ra thì dễ, làm mới thật sự khó.
Chính vì thế, thực hiện thành công phương pháp này, chủ doanh nghiệp trên đúng là một người rất tuyệt vời.
Các bạn nghĩ có thể áp dụng được không?
Kengo Abe
Những lý do kìm hãm khởi nghiệp của nữ giới ở Nhật Bản
Doanh nghiệp Nhật dùng “tiền ảo” trả lương cho nhân viên
Chỉ một việc đơn giản, các doanh nghiệp Nhật đã xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng