Ngẫm về làm việc tại Nhật – Cái giá là gì, có đáng để đánh đổi?
Một số người Nhật đến trễ 3 phút, sau đó mất hẳn 1 tiếng vào số giờ nghỉ quy định và ngồi ở bàn làm việc liên tiếp 7 tiếng đồng hồ dù chẳng có việc gì để làm.
Hiện trạng này nói lên rất nhiều điều về văn hóa doanh nghiệp ở Nhật.
Lao động bàn giấy
Ảnh Japan Info
Lao động Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ hơn các quốc gia khác (Việt Nam có 12 ngày nghỉ phép năm trong khi Nhật Bản có 25 ngày). Thời gian làm việc văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nghe có vẻ thư thái, thong thả ! Thế nhưng thực tế bên trong quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới này hoàn toàn trái với những gì bạn được biết.
Hãy đến văn phòng vào lúc 8 giờ 30 tối và xem chuyện gì đang xảy ra ở đó !
Làm việc đến chết
Ảnh Business Connect
Nhân viên sẽ ở lại văn phòng cho đến khi sếp rời đi. Và người sếp đó cũng sẽ không ra về cho đến khi sếp tổng về. Kết quả là, hầu hết nhân viên đều làm việc từ 12 đến 14 tiếng trên ngày, tính cả những buổi tiệc uống, giao lưu bắt buộc trong công ty (sẽ rất thất lễ nếu bạn từ chối lời đề nghị của sếp).
Ngoài ra, nghỉ phép năm (Nenkyuu) và nghỉ ốm (Byoukyuu) cũng là về lý thuyết mà thôi. Ốm ở đây không bao gồm cảm cúm. Trong trường hợp cảm cúm, bạn sẽ phải đeo khẩu trang đến chỗ làm để tránh ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Tất nhiên, ai cũng có số ngày nghỉ ốm quy định, chỉ là họ không sử dụng.
Những mặt lợi
Ảnh jfdb.jp
Tất nhiên có những đặc quyền bạn sẽ được nhận nếu là lao động thuộc công ty Nhật Bản. Nhật Bản có tỷ lệ tiết kiệm khá cao và chênh lệch về lương tương đối thấp. Chính vì thế bạn ít khi có ấn tượng về sự nghèo đói nếu làm ở Nhật. Ngoài ra những công việc của Nhật tạo cảm giác an toàn vì chế độ lương hưu và bảo hiểm suốt đời, ngoài ra còn có một số khoản thưởng thêm 1 năm, 2 năm 1 lần.
Tuy nhiên việc bạn đủ điều kiện cho một kỳ nghỉ đích thực và thực sự có một kỳ nghỉ là hoàn toàn khác nhau.
Ảnh Pinterest
Những chuyến tàu đêm “thầm lặng”
Không chỉ nhân viên văn phòng, ngay từ cấp 3 bạn đã phải làm quen với luật bất thành văn này. Theo nội quy, học sinh đến trường 5 ngày trong tuần, nhưng trong thực tế, kể cả vào ngày nghỉ và thứ 7, chúng vẫn có mặt trong lớp học.
Trường học bắt đầu từ 9 giờ và kết thúc lúc 5 giờ, đó là những gì bạn biết, nhưng bên cạnh tiết học chính thức, các tiết học phụ đạo và hoạt động ngoại khóa cũng ngốn của bạn không ít thời gian. Có nghĩa là bạn sẽ phải đến trường vào lúc 6 giờ rưỡi sáng và về nhà lúc 9 giờ tối.
Không phải ngẫu nhiên mà học sinh Nhật Bản, hay thậm chí nhân viên văn phòng thường ngủ gà gật trên bàn. Hay thậm chí họ có thể ngủ ở bất kỳ đâu, từ tàu điện, tiệm cà phê, cửa hàng ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi,… hay trên vỉa hè. Đây là sự mâu thuẫn giữa một quốc gia coi trọng kỳ luật và những hình ảnh người dân có vẻ không mấy kỷ luật.
Ảnh trekearth.com
Họ không phải người vô gia cư, chỉ đơn giản là họ mệt.
Chính vì thế ấn tượng của người Nhật về những chuyến tàu đêm khá rõ nét, đó là chặng cuối của một ngày dài, và cũng là mở đầu cho một ngày làm việc tiếp theo. Trong cái tấp nập của ga tàu cuối cùng có sự thầm lặng và lầm lũi của những con người đã cống hiến cả ngày dài của mình cho công việc.
Hãy làm việc, kể cả đó không phải việc của bạn.
Ở Nhật, họ luôn có cái gì đó để làm, dù rằng chẳng còn gì khác để làm nữa. Nếu bạn không làm, ai đó sẽ làm và bạn sẽ đánh mất khả năng chứng tỏ bản thân vào một người khác.
Cả cuộc đời là một chuỗi tranh đấu, dù chẳng ai nói ra.
Áp lực công việc không quá rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những hợp đồng lao động, mà đến từ chính bản thân nhân viên. “Hãy chứng tỏ, hãy luôn thể hiện, hãy chăm chỉ, hãy kiên trì, không được phép thể hiện mặt vô dụng của mình,…” Đó là cách người Nhật được dạy về sự thành công.
Đôi khi điều này đúng đắn, nhưng đôi khi đó lại là con dao hai lưỡi. Đó là khi cơ thể bạn không chịu nổi sức mạnh của tinh thần, nói cách khác là khi bạn ảo tưởng hoặc kỳ vọng quá cao vào bản thân.
Ảnh Medium
Tất nhiên nhiều người Nhật có thể thích nghi tốt với điều này (một số không thể) vì họ đã quen với sự khắc nghiệt từ lúc còn đi học. Nhưng với người nước ngoài làm việc tại Nhật thì không.
Nhật Bản là thiên đường để sống, với những điều kiện vật chất khá đầy đủ, văn minh lịch sự, nhưng sẽ là một thử thách nếu bạn muốn tìm kiếm một sự nghiệp tại đây.
Trải nghiệm 1-2 năm làm việc tại Nhật để rèn cho mình sự quy củ, tính kiên trì rất tốt cho bạn, nhưng để thật sự hòa nhập và theo đuổi lâu dài môi trường khắc nghiệt này, bạn cần nhiều kỹ năng và sức mạnh tinh thần hơn nữa.
Vì thế, trước khi quyết định đến Nhật và ở lại Nhật Bản, hãy cân nhắc cho thật kỹ nhé !
Sachiko
Cộng đồng mạng phẫn nộ trước bài đạo đức tiểu học, cũng là một vấn nạn của Nhật Bản
Bí quyết kéo dài tuổi thọ của các doanh nghiệp Nhật Bản kỷ lục thế giới là 1.500 năm tuổi