Chân dung nhà sáng lập Mitsubishi và bài học kinh doanh từ trong nhà tù

Bạn đã bao giờ nghe đến cái tên Tam đại tài phiệt, hay tiếng Nhật là Sandaizaibatsu (三大財閥) chưa?

Hãy nhìn vào Logo dưới đây, bạn sẽ phần nào đoán ra được?

Ảnh: https://ja.wikipedia.org/wiki/三菱グループ

Chính là “ngôi sao” 3 cánh của tập đoàn Mitsubishi.

Những cái tên như Mitsubishi, Mitsui, hay Sumimoto mà bạn từng nghe đến đều thuộc về “đại gia” này.

Và người đứng sau lịch sử hình thành và phát triển của Mitsubishi phải kể đến nhà sáng lập Iwasaki Yataro (岩崎弥太郎) 

Ảnh: https://gunosy.com/articles/aEK80?s=s

Iwasaki Yataro (1835-1885) thành lập Mitsubishi năm 1870, tiền thân là một công ty vận tải biển.

Sinh ra trong một gia đình Samurai hạ đẳng, thường xuyên bị giới Samurai cao cấp nhục mạ, cả tầng lớp nông dân cũng xem thường. Thậm chí ngay cả HỌ cũng không có.

*Chú thích: Thời đó, những tầng lớp thấp như nông dân, nô lệ…không được phép mang họ.

Không thể chịu đựng sự bất công trong xã hội bấy giờ, Iwasaki, từ một thanh niên chẳng có chút kiến thức về kinh doanh lại làm giàu và đường đường chính chính mua “HỌ” cho mình.

Cuộc đời Iwasaki là chuỗi những sóng gió, từ bước đường học tập cho đến khởi nghiệp. Kết quả là 15 năm sau khi thành lập, Mitsubishi-đứa con đầu lòng của ông đã đạt được nhiều thành công vang dội vươn xa hơn cả ngành vận tải tàu biển thuở ban đầu.

Lúc nhỏ nhà Iwasaki rất nghèo, lại còn chịu sự khinh miệt. Vì vậy ông quyết chí học hành và tin rằng học vấn sẽ đưa ông thoát khỏi tình cảnh đó. Ông còn được giới thiệu học với một thầy giáo giỏi, về sau cũng khá nổi danh trong giới học thuật.

Thế nhưng, bố ông lại không may vướng vào một cuộc ẩu đả, vì giúp bố mà Iwasaki cũng bị bắt giam vào tù. Và thế là cuộc đời ông xảy ra một bước ngoặc lớn.

Tại nhà giam, ông bị nhốt chung với một kỹ sư lâm nghiệp. Người này dạy ông tính toán, bắt đầu từ những phép tính cơ bản đến tính toán lời lãi trong kinh doanh. Thế là Iwasaki bắt đầu có hứng thú với làm giàu.

Sau khi ra tù, ông bắt đầu tưởng tượng ra những lĩnh vực có thể kinh doanh. Từ ăn uống, đến sắt thép và cả vũ khí… tất cả đều liên quan đến từ khoá… VẬN CHUYỂN.

Ông khẩn cầu Tosahan cho mượn 3 chiếc thuyền và bắt đầu chạy tuyến Tokyo-Osaka-Kobe-Kochi. Thành công đạt được ngoài mong đợi, Iwasaki bắt đầu mua lại 2 chiếc và thành lập công ty của riêng mình.

Những năm sau, Nhật Bản nổ ra chiến tranh. Vận tải biển lúc bấy giờ càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy không ngần ngại, ông nhập luôn 10 chiếc tàu tải trọng lớn về. Lựa chọn sáng suốt vào đúng thời điểm giúp Mitsubishi làm nên một chuỗi những chiến thắng hiển hách.

Ảnh: https://gunosy.com/articles/aEK80?s=s

Để cảm ơn sự đóng góp của công ty vận tải biển cho quân đội, chính phủ quyết định thưởng cho công ty 18 chiếc tàu cỡ lớn.

Những thành công trên đây, tất cả không phải ngẫu nhiên hay do vận may mà đến. Tất cả là nhờ Iwasaki miệt mài suy nghĩ và tìm cách móc nối các sự kiện, và không quên tận dụng các mối quan hệ.

Chính người kỹ sư lâm nghiệp mà ông tình cờ gặp đó, người không hề xem thường mà đã tận tình dạy ông kiến thức có thể nói là ân nhân của tập đoàn Mitsubishi chăng?

“Cố gắng học tập, làm quen với những người tài, và học hỏi nền kinh doanh hàng đầu thế giới”. Đây là bí quyết để Iwasaki có được thành công như ngày hôm nay.

Đến tận bây giờ, Mitsubishi vẫn là cái tên nằm trong Top đầu thương hiệu tài phiệt không chỉ tại Nhật Bản mà cả thế giới.

Lấn sân sang nhiều lĩnh vực như Ngân hàng, nhà đất, xe hơi, xe tải, thang máy, bút chì…Bạn biết đến Mitsuibishi qua đồ dùng nào trong nhà?

Ngoài ra, lĩnh vực dầu mỏ, than đá, dược liệu hay giấy cũng phát triển mạnh mẽ tại Nhật.

Tất cả những điều đó nói lên tầm quan trọng của Mitsubishi trong đời sống người Nhật. Và người đặt nền móng vững chắc ấy không ai khác ngoài nhà sáng lập Iwasaki Yataro.

Và bạn đấy, người đang nung nấu ý chí lập nghiệp, cơ hội chắc chắn đến với bạn một ngày nào đó. Vì như Iwasaki Yataro đã nói:

“Tự tin là bí quyết để thành công, không tưởng là nguồn gốc của thất bại”.

Kengo Abe 

Triết lý của người sáng lập ra hãng Panasonic

Sau khi sang Nhật, thứ mà bạn muốn mang về nước nhất là gì?

Ikigai-Triết lý làm việc tới già, bí quyết hạnh phúc của người Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: