Nói ý kiến hay phàn nàn – Cách nhận biết người khó thăng tiến trong công ty Nhật
“Giám đốc công ty đầu óc có vấn đề hả?”
“Chỉ thị thế này sao mà giải quyết công việc được”
…
Bạn đã bao giờ có suy nghĩ như thế mỗi lần được cấp trên giao việc?
Thông thường, những nhân viên “ôm” hiềm khích hoặc bất mãn về công ty đang làm thì luôn có cái nhìn ngưỡng mộ với những công ty khác. Như: điều kiện công ty ấy tốt thật, nghe đồn sếp bên ấy dễ thương , vui tính lắm…
Với tư tưởng tiêu cực ấy, chắc rằng dù có chuyển việc bao nhiêu lần, đến bất kỳ công ty nào có đãi ngộ tốt đi chăng nữa thì nhân viên ấy cũng chẳng thể gắn bó lâu dài.
Ảnh: http://news.livedoor.com/article/detail/12834500/
Có những lần bực dọc với cấp trên nhưng chẳng thể nói ra, bạn liền hẹn nhóm bạn trong Team nhậu nhẹt, trà sữa để…nói xấu. Sau khi giải toả hết nỗi niềm, bạn cảm thấy thật nhẹ nhõm. Tuy nhiên đó chỉ là tâm trạng nhất thời bởi hôm sau đi làm, việc đối mặt với cấp trên vẫn khiến bạn mệt mỏi, dần dần sinh ra chán ghét, ức chế…đến lúc không thể chịu đựng được nữa thì “dứt áo ra đi”.
Vâng, nói xấu chính là biểu hiện đầu tiên cho thấy một người khó thăng tiến trong công việc.
Ảnh: https://ne-mama.com/621.html/
Đừng nghĩ nói xấu ở ngoài công ty thì cấp trên chẳng hay biết, thị phi là thứ “lây lan” với tốc độ không ngờ. Vì vậy khi những lời xét nét của bạn đến tai sếp thì cuộc sống công sở của bạn chắc chắn sẽ khốn khổ hơn rất nhiều.
Đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp Nhật, hễ có phần tử chuyên nói xấu tồn tại thì cấp trên mặc định đó là những người không bao giờ được giao những việc hệ trọng.
Thế thì, khi gặp phải trường hợp bức xúc với cấp trên, chúng ta nên xử lý ra sao?
Thứ nhất, đừng chịu đựng.
Thứ hai, thay vì cằn nhằn, hãy thẳng thắn nói lên ý kiến của bản thân.
Một khi bạn khư khư giữ lấy suy nghĩ của mình thì chẳng vấn đề nào được giải quyết. Ngay cả khi chỉ thị của sếp thật kỳ cục đi nữa, hãy cùng nói ra để đôi bên hiểu rõ vấn đề, có như vậy công việc mới tiến hành suôn sẻ.
Thế nhưng, đừng trình bày ý kiến theo kiểu:”Em ghét nên không làm”, đó là cách nghĩ của trẻ con. Nói ra ý kiến cũng hãy suy nghĩ trước sau, nếu hai bên đã thống nhất thì cải thiện dần dần.
Ảnh: http://news.livedoor.com/article/detail/12834500/
Tuy nhiên, nếu cấp trên không chịu tiếp thu ý kiến của nhân viên thì sao?
Lúc đó, đừng vội nghĩ sếp là người xấu. Hãy nhìn lại ý kiến của bản thân xem đã hợp lý chưa? Nếu nghĩ chưa ra có thể tâm sự với bạn bè và lắng nghe lời khuyên từ họ.
Sau khi đã làm tất cả những gì có thể, nhưng sếp của bạn vẫn không chịu thấu hiểu, thì tôi khuyên bạn…tốt nhất là nghỉ việc đi.
Không có gì đảm bảo một công ty lớn sẽ luôn có những cấp trên xử sự đúng đắn, cũng chẳng ai dám nói công ty Nhật là tốt 100% cả. Nếu tiếp tục ở lại, bạn cũng sẽ không phát triển bản thân được nhiều. Vì vậy tốt nhất là chuẩn bị cả phương án…chuyển việc nhé!
Đối với một công chức làm công ăn lương như tôi, bản tính thắn thắn đôi khi tự hại mình những cũng dạy cho tôi không ít bài học kinh doanh ý nghĩa. Cho đến bây giờ, khi tự gầy dựng nên được một công ty riêng, tôi mới cảm thấy biết ơn những tháng ngày như “ngồi trên chảo lửa” trong phòng, “uống trà” với sếp.
Vì vậy bạn ơi, hãy biến e ngại thành bàn đạp, biến phàn nàn thành ý kiến, rồi đây bạn sẽ thấy bản thân mình thật sự trưởng thành!
Chúc bạn thành công nhé!
Và đừng quên là JAPO vẫn đang tuyển dụng vị trí Contents Digital. Xem chi tiết tại đây!
Kengo Abe
Vì sao lời xin lỗi của lãnh đạo công ty ở Nhật lại bị người dân cực kỳ phản đối?
Xuất hiện nữ chủ tịch của một công ty Game sở hữu vẻ đẹp không thua kém gì những hot girl