Thất bại của Toshiba, bạc đãi nhân tài, khiến người “phát minh ra bộ nhớ, nhưng lại bị lãng quên”

Tại Silicon Valley (thung lũng Silicon) – khu thương mại công nghệ cao của Hoa Kỳ, bên cạnh bức ảnh của những doanh nhân nổi tiếng như Steve Jobs hay Bill Gates, có ảnh của một người Nhật không được nhiều người biết tên.

Ảnh https://twitter.com/create_clock/status/868849639541268486

Người trong ảnh là Fujio Masuoka. Bạn có chú ý đến dòng mô tả bên dưới không? Nội dung của dòng chữ đó là “Người đã phát minh ra bộ nhớ, nhưng lại bị lãng quên”.

Đây chính là người đã phát minh ra Flash Memory, nền tảng ra đời của USB Memory, thẻ nhớ Smartphone và thẻ SSD dùng cho PC ngày nay.

Trước phát minh của Fujio Masuoka, tất cả các bộ nhớ khi ấy có chung nhược điểm đó là khi mất nguồn điện, dữ liệu chưa được lưu sẽ biến mất. Khắc phục được nhược điểm này, bên cạnh đó, Flash Memory còn có thể được sản xuất hàng loạt với giá thấp, xét trên thị trường thế giới , sản phẩm công nghệ này trị giá con số khổng lồ 7,000,000,000,000 Yên.

Thế nhưng cay đắng thay, người ta chỉ biết đến tên phát minh mà quên lãng cái tên cha đẻ của nó. Thậm chí rất nhiều người trên thế giới không biết Flash Memory là phát minh của người Nhật.

Thời điểm ấy Fujio Masuoka đang là nhân viên của Toshiba. Bàn về vấn đề này, Masuoka tiết lộ

” Dù phát minh của anh có tầm cỡ thế giới đi chăng nữa, đó cũng là sản phẩm của công ty. Tên người phát minh sẽ không được nhắc đến”.

7 năm sau khi phát minh ra Flash Memory, Masuoka quyết định rời Toshiba. Tại sao công ty lại để một người có thành tích vĩ đại như ông rời đi?

Khoảng thời gian Masuoka bắt đầu công việc, thế giới công nghệ đang đuổi theo những bộ nhớ có tính năng cao. Duy chỉ có Masuoka là chú ý đến đặc điểm này.

“Tuỳ vào cách sử dụng, thay vì thêm thật nhiều tính năng và nâng cao giá thành, chi bằng tìm ra cách hạ thấp giá sẽ tốt hơn”.

Masuoka dự đoán được xu thế trong tương lai, đó là dùng thẻ nhớ giá rẻ cho hầu hết các sản phẩm công nghệ, kể cả đồ điện tử gia dụng. Thế nhưng dự án với ngân sách dự kiến 10 triệu Yên của ông đã bị cấp trên bác bỏ. Dự án của Masuoka bắt đầu từ ý tưởng như sau:

“Với một chiếc thẻ nhớ giá rẻ, nhỏ gọn, bạn có thể vừa nghe nhạc vừa chạy bộ”

Những điều mới mẻ thường bị phản đối vì không phải ai cũng thấy được tiềm năng thật sự. Đầu những năm 80, khi cả thế giới vẫn ưa chuộng CD player, việc tạo ra một thứ đi ngược lại với xu hướng chung rất khó được chấp nhận.

Tuy vậy, Masuoka không từ bỏ dự án. ông đã làm việc bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Vào năm 1987, Masuoka ra mắt thành công bộ nhớ kiểu mới chỉ với thấp hơn 1/4 vốn cần bỏ ra lúc đầu. Bộ nhớ này cho phép xoá dữ liệu trong khoảnh khắc nên được đặt tên là Flash Memory.

Đáng tiếc thay, thời bấy giờ, việc áp dụng phát minh trên gặp không ít khó khăn. Khi ấy chưa có Smartphone, cũng không có máy ảnh kỹ thuật số, do đó không mấy người có nhu cầu sử dụng bộ nhớ dung lượng lớn với giá rẻ.

Cũng vào thời điểm đó, người đỡ đầu của Masuoka trong Toshiba, ngài Takeishi qua đời. Mất đi sự hỗ trợ từ cấp trên, không có cấp dưới đáng tin cậy lẫn quỹ hỗ trợ, Masuoka đành phải rời khỏi Toshiba sau 23 năm làm việc, trở thành giảng viên tại đại học Tohoku.

Không lâu sau đó, vào năm 2000, đi kèm với sự ra đời của PC và Digital Camera, Flash Memory trở thành một hiện tượng toàn cầu. Năm 2001, quy mô thị trường của sản phẩm trị giá 9,000,000,000,000 Yên. Toshiba khi ấy tạm bỏ qua các mảng khác mà tập trung ngân sách và nhân lực để sản xuất Flash Memory.

Ảnh https://blog.goo.ne.jp/agape7777/e/ead9e8a65047d115486c7c390accee92

Đây là khoảnh khắc những người đã từ chối dự án của Masuoka phải hối hận. 90% lợi nhuận của Toshiba lúc này là từ Flash Memory.

Nghĩ mà xem, nếu không có phát minh của Masuoka, Iphone sẽ không thể ra đời. Không có Iphone, liệu Steve Jobs có trở thành tỷ phú nổi tiếng thế giới?

Ảnh https://forbesjapan.com/articles/detail/8112#

Thế nhưng cuối cùng, vì khoản nợ do thất bại từ các mảng khác, thêm vào đó là tình trạng thiếu hụt kỹ sư, Toshiba buộc phải bán mảng kinh doanh chip nhớ cho một liên minh bao gồm quỹ đầu tư Mỹ Bain Capital và đối thủ Hàn Quốc SK Hynix với giá chỉ có 2,000,000,000,000 Yên.

Đây là hậu quả cho sự không biết trọng dụng nhân tài và tư tưởng không đánh giá cao thành tích cá nhân mà các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải nhìn nhận lại.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: